Biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu về biện pháp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong bài viết dưới đây.

1. Phong tỏa tài sản là gì?

Tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có hai biện pháp phong tỏa tài sản là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và phong tỏa tài sản nơi gửi giữ.

Phong tỏa tài sản nơi gửi giữ:

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu B bồi thường thiệt hại do B gây ra đối với A. Trong quá trình giải quyết vụ án, A biết được B có một kiện hàng đang được gửi tại kho nên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nơi gửi giữ đối với kiện hàng đó của của B. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Trường hợp Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản:

Theo quy định tại Điều 125, 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản trong trường hợp:

– Người có nghĩa vụ có tài sản, có tài sản đang gửi giữ. Trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản gì thì không thể áp dụng biện pháp này nên đây được xem là điều kiện cần để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.

– Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là cần thiết. “Cần thiết” ở đây được hiểu là phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nếu không người có nghĩa vụ sẽ thực hiện các hành vi nhằm tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ. Cần thiết cũng có thể được hiểu là trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mang lại hiệu quả tốt hơn thì không cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nữa.

3. Thủ tục yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản:

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. Đơn yêu cầu cần có các nội dung chính sau:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;

– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;

– Biện pháp phong tỏa tài sản được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp.

Người yêu cầu có thể nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản trong quá trình giải quyết vụ án hoặc cũng có thể nộp cùng với đơn khởi kiện trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bien Phap Khan Cap Tam Thoi

4. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng:

Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là cần thiết để ngăn chặn việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản cũng như đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, người yêu cầu áp dụng biện pháp cũng cần lưu ý vì trong trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp Tòa án phải bồi thường do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba như:

– Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;

– Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

5. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản:

– Chỉ áp dụng biện pháp khi có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án. Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về các biện pháp tòa án tự mình ra quyết định áp dụng thì không có biện pháp phong tỏa tài sản. Chính vì vậy, để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thì bắt buộc phải có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án. Đây được xem là điều kiện tiên quyết trong việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.

– Chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống.

Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả số tiền là 1 tỷ đồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của B có giá trị 500 triệu đồng thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ 500 triệu trở xuống.

– Chỉ được phong tỏa tài sản tương đương với phần nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện”.

Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả số tiền 1 tỷ đồng. Quá trình giải quyết vụ án, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của B thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản B có giá trị từ 1 tỷ đồng trở xuống.

– Trong tr­ường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản đó) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà ng­ười bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án giải thích cho ng­ười yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, thì Tòa án không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo