Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản mới

Không ít trường hợp phải sử dụng biên bản bàn giao công việc và tài sản trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển công tác,… Sau đây, Luật ACC sẽ cung cấp Mẫu Biên bản bàn giao công việc và tài sản đơn giản, dễ làm nhất. Hãy cùng Luật ACC theo dõi bài viết sau đây:

Mau Bien Ban Ban Giao Cong Viec 1505112448

Biên bản bàn giao công việc và tài sản

1. Các trường hợp cần sử dụng biên bản bàn giao

Trong cuộc sống hiện tại, việc phát sinh các công việc có sự chuyển giao giữa các chủ thể như chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, giấy tờ diễn ra và phát sinh hàng ngày. Để tránh những rủi ro cũng như sự thoái thác trách nhiệm sau khi nhận bàn giao giữa hai bên chúng ta cần phải lập ra một biên bản bàn giao trong một số trường hợp sau:

- Khi các bên bàn giao tài sản, hàng hóa (bên nhận mua tài sản, hàng hóa nhận tài sản, hàng hóa từ bên bán,…) thì cần phải lập biên bản bàn giao tài sản, hàng hóa.

- Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, chuyển công tác, tai nạn lao động,… người lao động cần phải có biên bản bàn giao công việc lại cho người khác để người khác đảm nhận lại công việc của mình.

Biên bản bàn giao là chứng nhận cho việc hai bên đã tiến hành bàn giao nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm và đảm bảo xác định khi các bên xảy ra tranh chấp. Do đó, cần phải lập biên bản bàn giao thành hai bản và để mỗi bên giữ một bản.

2. Hướng dẫn cách ghi biên bản bàn giao

Để đảm bảo biên bản bàn giao tài sản chuyên nghiệp thì mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản cần phải đảm bảo văn phong của một văn bản hành chính theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

c) Số, ký hiệu của văn bản.

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

e) Nội dung văn bản.

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

i) Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

a) Phụ lục.

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.”

Theo đó, khi trình bay một biên bản bàn giao công việc và tài sản cần phải bao đảm:

- Cần phải ghi cụ thể ngày tháng năm bàn giao

- Thông tin của hai bên cần phải được ghi đầy đủ và chính xác bao gồm:

+ Họ và tên

+ Số CMND/CCCD

+ Ngày tháng năm sinh

+ Địa chỉ

+ Số điện thoại

- Nội dung của tài sản bao gồm:

+ Tên loại tài sản

+ Nội dung bàn giao

+ Giá trị tài sản (có thể trị giá thành tiền bằng chữ hoặc số)

- Chữ ký, xác nhận của hai bên.

3. Biên bản bàn giao công việc và tài sản

Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ mà người lao động bắt buộc phải viết và giao nộp trước khi nghỉ thai sản; nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác; việc thực hiện biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc/chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thông qua việc hoàn tất biên bản bàn giao; thì người tiến hành bàn giao sẽ rà soát lại tất cả những công việc mình đã thực hiện; công việc mình được phân công mà đang làm dở cũng như thống kê các loại tài liệu; dụng cụ; thiết bị… mà bản thân người bàn giao đã sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Người nhận bàn giao sẽ đóng vai trò người thay thế; tức là sẽ tiếp tục làm những công việc mà người đi để lại cũng như tiếp nhận các loại tài sản; dụng cụ… của người cũ để sử dụng cho công việc.

4. Mẫu biên bản bàn công việc và tài sản mới nhất 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày.../...../....., tại.......................................................................

Chúng tôi gồm:

  1. Bên giao:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...

  1. Bên nhận:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….

Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...

Lý do bàn giao:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

Cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau:

A. BÀN GIAO CÔNG VIỆC
STT Nội dung công việc Người nhận
1
2
B. BẢN GIAO TÀI LIỆU, TÀI SẢN
STT Tên tài liệu, tài sản Số lượng Tình trạng Vị trí
1
2

 

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện và toàn bộ tài liệu, tài sản đang sử dụng đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.

Bên giao

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên nhận

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Mục đích của biên bản bàn giao công việc

Hoàn thành việc bàn giao công việc là một trong những điều cần thiết nên trước khi nghỉ việc hãy chuẩn bị một biên bản bàn giao công việc đầy đủ và chính xác để vấn đề nghỉ việc của cá nhân người lao động được thực hiện nhanh chóng mà không gặp những khó khăn gì trong quá trình bàn giao.

Việc thực hiện biên bản bàn giao công việc và tài sản sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động trong quá trình xử lý; hồ sơ; tiếp tục quá trình làm việc nhanh chóng và đơn giản nhất; cụ thể nó giúp:

– Doanh nghiệp thống kê lại toàn bộ những giấy tờ; công văn; sổ sách; tài liệu các dụng cụ làm việc có liên quan đến chức vụ của người sắp nghỉ việc; Thống kê lại toàn bộ những công việc mà nhân viên đã làm; đang làm dở hoặc đã liên kế hoạch.

Biên bản bàn giao công việc và tài sản sẽ phân rõ trách nhiệm của người bàn giao đối với người nhận bàn giao; những người bàn giao sẽ chịu trách nhiệm về những số liệu; công việc đã làm hoặc đang làm đến thời điểm bàn giao. Người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về công việc các hồ sơ và sổ sách khi được nhận bàn giao.

– Việc bàn giao đúng quy định; trình tự còn thê hiện trách nhiệm với công việc của người lao động; dù sắp nghỉ việc nhưng vẫn làm hết trách nhiệm của bản thân; giao lại công việc cho người kế nhiệm một cách cẩn thận và chu đáo để không gây ảnh hưởng đến công ty.

– Bảo vệ quyền lợi cho cả người nhận bàn giao và người bàn giao; tránh được một số trường hợp rắc rối có thể phát sinh trong quá trình nghỉ việc…

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Yêu cầu khi lập biên bản bàn giao công việc?

Biên bản bàn giao công việc phải đảm bảo được những thông tin cơ bản dưới đây:
– Thời gian, địa điểm thực hiện bàn giao;
– Thông tin chi tiết về người bàn giao và người nhận bàn giao;
– Nội dung bàn giao: Công cụ, dụng cụ, tài khoản, tài liệu đã được cấp và tình hình thực hiện công việc (hồ sơ, sổ sách, số liệu, tình trạng, mức độ hoàn thành,…)
– Chữ ký của cả hai bên (cần thiết có cả chữ ký của người làm chứng).
Ngoài ra, để bàn giao công việc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, người bàn giao nên soạn sẵn các nội dung cần bàn giao và lập kế hoạch hướng dẫn người tiếp nhận theo một quy trình từ đầu đến cuối.

6.2. Ý nghĩa của biên bản bàn giao công việc

Biên bản bàn giao công việc và tài sản là loại văn bản quan trọng mà người lao động phải hoàn tất trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản hoặc chuyển công tác,… để mọi việc được diễn ra nhanh chóng mà không gặp khó khăn nào trong quá trình bàn giao.
Bằng biên bản này, người bàn giao có thể thống kê lại toàn bộ những tài liệu, công cụ, dụng cụ làm việc của mình cũng như những công việc đã làm, đang làm dở hoặc đã lên kế hoạch.
Người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về công việc và các hồ sơ, tài sản khi được nhận bàn giao.

Trên đây là Mẫu Biên bản bàn giao công việc và tài sản mới nhất với những nội dung rõ ràng, đầy đủ do Luật ACC cung cấp, giúp người giao thuận lợi trong việc bàn giao, cũng như người nhận không bị lúng túng, khó khăn trong quá trình làm việc. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo