Bảo đảm thực hiện gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do chính phủ quy định, nếu trong trường hợp vượt hạn mức đó sẽ không được coi là gói thầu có quy mô nhỏ. Vậy việc bảo đảm thực hiện gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về vấn đề bảo đảm thực hiện gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật.

bao-dam-thuc-hien-hop-dong-goi-thau-quy-mo-nho

Bảo đảm thực hiện gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật

1. Gói thầu quy mô nhỏ là gì?

Căn cứ theo Khoản 24 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 thì gói thầu quy mô nhỏ được định nghĩa như sau:

“24. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có hạn mức mà  hạn mức này do chính phủ quy định, nếu trong trường hợp vượt hạn mức đó sẽ không được coi là gói thầu có quy mô nhỏ.

2. Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ

Căn cứ vào Điều 63 Nghị định 63/2014 quy định về hạn mức gói thầu quy mô nhỏ như sau:

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Như vậy, gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị không quá 10 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị không quá 20 tỷ đồng. Việc pháp luật quy định cụ thể hạn mức của gói thầu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.

3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện gói thầu quy mô nhỏ

Theo quy định của pháp luật, hiện nay chủ đầu tư có thể lựa chọn các biện pháp như đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh ngân hàng để áp dụng với các nhà thầu đã trúng thầu trước khi giao kết hợp đồng thực hiện gói thầu quy mô nhỏ như sau:

- Ký quỹ: Đây là một trong các biện pháp để các nhà thầu và các nhà đầu tư lựa chọn áp dụng nhằm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó nhà thầu hoặc nhà đầu tư phải gửi một khoản tiền đảm bảo vào tài khoản của một ngân hàng theo quy định.

- Bảo lãnh: Để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu, nhà đầu tư trong khi thực hiện hợp đồng trong đấu thầu thì bảo lãnh cũng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hợp pháp và được áp dụng phổ biến.

4. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

Căn cứ vào Điều 64 Nghị định 63/2014 về Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ như sau:

  1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định này.
  2. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
  3. a) Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu nhưng bảo đảm không ngắn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải thành công trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
  4. b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu;
  5. c) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;
  6. d) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

  1. e) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
  2. g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
  3. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 2% đến 3% giá hợp đồng.

5. Quy trình lựa chọn nhà thầu quy mô nhỏ theo phương thức gia đoạn một túi hồ sơ

Quy trình lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ quy trình chi tiết như sau:

Bước 1:  Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

  • Lập hồ sơ mời thầu;
  • Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

  • Mời thầu;
  • Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  • Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  • Mở thầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

  • Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
  • Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
  • Xếp hạng nhà thầu.

Bước 4: Thương thảo hợp đồng.

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 6: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu quy mô nhỏ theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cần phải thực hiện theo đầy đủ các quy trình như trên.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về bảo đảm thực hiện gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo