Thực tập sư phạm để giúp sinh viên mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn, giúp sinh viên sư phạm mầm non có thêm những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào tương lai vững vàng hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Tiểu học.
Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Tiểu học
1. Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó.
Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường. Việc trình bày báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên của mình cũng như với công ty, doanh nghiệp nơi bạn tham gia kỳ thực tập.
2. Cách viết báo cáo thực tập
Một báo cáo thực tập đạt yêu cầu sẽ có bố cục, nội dung và bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt. Hãy tham khảo những lưu ý sau của TopCV để nắm được cách thực hiện một bản báo cáo thực tập “chuẩn chỉnh” nhé!
Bước 1: Lời mở đầu báo cáo thực tập
Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi đây sẽ là những câu chữ đầu tiên được đọc. Vì vậy bạn hãy lưu ý trau chuốt cho phần này, viết súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nêu ra đầy đủ những nội dung cần xuất hiện như:
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc đề tài
Bước 2: Tóm tắt những ý cần nêu trong báo cáo thực tập
Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Trong phần này bạn cần trình bày thông tin về cơ quan, doanh nghiệp mà bạn thực tập một cách khái quát nhất. Phần này chỉ nên trình bày ngắn gọn trong khoảng 2 trang giấy, không nên trình bày quá lan man, dài dòng. Các thông tin này bao gồm:
- Tên, địa chỉ đầy đủ.
- Lịch sử hình thành và phát triển.
- Cơ cấu tổ chức (đoạn này bạn cần phải vẽ sơ đồ tổ chức).
- Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động.
- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ....
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong phần cơ sở lý thuyết bạn cần ghi tóm tắt những kinh nghiệm, kiến thức đã học được trong quá trình thực tập để áp dụng giải quyết các vấn đề được đề cập đến trong báo cáo.
Chương 3: Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận
Đây là chương có nội dung vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn số điểm trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của bạn. Trong chương 3, bạn cần trình bày cụ thể các nội dung sau:
- Mô tả công việc bạn được giao tại đơn vị công tác
- Phương thức bạn làm việc tại đơn vị thực tập
- Quy trình thực hiện công việc
- Kết quả bạn đạt được trong thời gian thực tập
- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tế
- Cuối cùng là phân tích và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Đây chính là phần sẽ nhận được số điểm lớn nhất trong báo cáo thực tập. Thầy cô hướng dẫn sẽ dựa vào phần tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và bài học bạn rút ra trong quá trình thực tập để đưa ra đánh giá chính xác, chính vì vậy bạn hãy trình bày chăm chút cho chương này hơn nhé. Một số nội dung bạn cần trình bày trong chương 4: Kết quả nghiên cứu như sau:
- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo ngành học với hoạt động thực tế của đơn vị thực tập
- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo và quá trình thực tế
- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Phần này nằm cuối của báo cáo. Bạn chỉ nên trình bày trong khoảng 2 trang giấy và bao gồm các nội dung chính sau:
- Tóm tắt lại những việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập
- Trình bày điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
- Ý kiến cá nhân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Những điều học hỏi được sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.
- Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
Bước 3: Kết luận báo cáo thực tập
Đây là phần chốt lại cuối cùng của báo cáo thực tập. Phần này bạn bắt buộc phải trình bày một cách ấn tượng.
Nếu như trong phần mở đầu bạn cần phải trau chuốt để thu hút được sự chú ý của thầy cô hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung quan trọng trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc.
Tùy thuộc vào độ dài của bản báo cáo và các nội dung mà bạn đã trình bày trong bản báo cáo để đưa ra lời kết luận ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất.
Bước 4: Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập
Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập được trình bày đơn giản nhưng cũng không kém phần trang trọng.
Lời cảm ơn ở đây không chỉ thể hiện sự cảm ơn với thầy cô hướng dẫn, mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới nhà trường, tới các thầy cô giáo đã dạy dỗ bạn trong nhiều năm học tại trường. Ngoài ra, bạn cũng cần thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới những đồng nghiệp trong doanh nghiệp, cơ quan đã tạo điều kiện và từng bước hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thực tập.
Bước 5: Bìa báo cáo thực tập
Sau khi nội dung đã hoàn tất, bạn cần phải chú ý đến bìa ngoài của báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mẫu bìa báo cáo thực tập đẹp phải đơn giản, tinh tế nhưng cũng phải đúng chuẩn để gây ấn tượng tốt với những vị giám khảo.
Bìa báo cáo thực tập thường được trình bày bằng khung viền đơn giản nhưng trang trọng, phổ biến nhất là kiểu đường kẻ song song hai bên, một đường lớn và một đường nhỏ. Hãy chú ý căn chỉnh bài sách có đường viền dư hợp lý để lúc đóng sách không bị đóng vào phần khung của bìa nhé.
3. Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Tiểu học
UBND TỈNH .....................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................ TRƯỜNG TIỂU HỌC .............. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
.........., ngày...tháng...năm.... |
BÀI THU HOẠCH NỘI DUNG
THỰC TẬP SỰ PHẠM TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ, tên sinh viên: ..............................................................................................................
Nam, nữ: ...........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................................
Chuyên ngành đào tạo: .....................................................................................................
Lớp: ..................................................................................................................................
Khoa: .................................................. Trường: ...............................................................
Hệ đào tạo: ........................................................................................................................
Khóa đào tạo: ....................................................................................................................
Thực tập tại nhóm/lớp: ......................... Tại trường Tiểu học: .........................................
LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo này cho tôi gửi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc đã tận tình giúp đỡ chúng tôi, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm mới, những bài học mới. Và những bài học hôm nay sẽ là hành trang giúp chúng tôi vững bước trong sự nghiệp trồng người sau này. Giáo viên là nghề cao quý trong xã hội, đúng như ông cha ta đã nói:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Câu nói ấy đã khắc ghi trong tôi, luôn nhắc nhở tôi phải biết kính trọng yêu quý những người đã dẫn dắt chỉ dạy tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tôi không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô và Ban lãnh đạo trường Đại học ....................... đã tạo điều kiện cho tôi được đi thực tập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn. Và đặc biệt trường mà tôi thực tập, trường Tiểu học ............................. đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt 6 tuần thực tập. Giúp cho tôi có những kinh nghiệm quý báu làm hành trang để bước vào tương lai dễ dàng hơn. Tôi xin gửi đến quý thầy cô, Ban lãnh đạo trường Tiểu học ................................ cùng tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên của nhà trường lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Sáu tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để làm quen và kết bạn với những trò nhỏ của lớp .......... Giáo viên hướng dẫn và lớp thực tập đã tạo không khí thân mật, thoải mái và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi. Tôi thấy gắn bó với lớp như người chị cả với các em nhỏ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô .................................... – giáo viên phụ trách hướng dẫn thực tập. Trong 6 tuần, các cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách soạn giáo án, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho chúng tôi kết thân với học sinh. Những kinh nghiệm của cô là kiến thức thực tế vô cùng quý giá cho hành trang vào nghề của giáo sinh chúng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học ............... đã tạo điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập của chúng tôi.
Sự giúp đỡ của cô ...................... – giáo viên trưởng đoàn, là đóng góp không nhỏ cho thành công của đợt thực tập. Xin chân thành cảm ơn cô.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp .......... thân thiện, đáng yêu và rất nhiệt tình đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt các tiết giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
- Lý do viết báo cáo thực tập sư phạm
Giáo dục Tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chặng đường tương lai của các em nói riêng cũng như cả dân tộc nói chung. Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể, toàn dân và toàn xã hội. Song người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp giáo dục.
Là một người giáo viên Tiểu học tương lai, tôi nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quý báu để giáo sinh tiếp cận với học sinh, thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lý, tình cảm của các em đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức để có thể trau dồi kinh nghiệm và thực hiện tốt trong công việc giảng dạy sau này.
Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm là giúp sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học sinh Tiểu học. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này. Thiết thực hơn, giáo sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt quá trình học tập hệ đại học.
Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viên học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và linh hoạt. Bản thu hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt 6 tuần thực tập, được thực hiện theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trưởng đoàn và giáo viên phụ trách. Đây cũng là tường trình của chúng tôi về những kiến thức thu thập được. Chúng tôi đã có 6 tuần đáng nhớ, tận mắt chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa dạng, phức tạp.
- Nhiệm vụ và phạm vi của báo cáo thu hoạch
2.1.Nhiệm vụ:
- Ghi nhận lại kết quả của quá trình thâm nhập thực tế ở trường Tiểu học ..................... từ ngày ................... đến .................
- Lên kế hoạch dự giờ giảng mẫu, dự sinh hoạt chủ nhiệm, Đội - Sao, đăng kí tiết dạy, chuẩn bị giáo án, thi giảng và lên kế hoạch cho bài báo cáo tổng kết.
- Giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm và tổ chức sinh hoạt cho học sinh vào cuối tuần.
2.2. Phạm vi
Do thời gian thực tập trong vòng 6 tuần nên bài thu hoạch chỉ giới hạn trong trường Tiểu học ........................, cụ thể là kết quả thực tập giảng dạy của bản thân ở lớp .............
- Lịch trình thực tập sư phạm:
* Tuần 1:
+ Hiệu trưởng báo cáo thực tế hoạt động của trường.
+ Nhận Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án.
+ Dự giờ 2 tiết dạy mẫu: Toán (lớp 1) bài Luyện tập, Tập đọc (lớp 5) bài Tiếng rao đêm.
+ Gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn về giáo án cần soạn.
+ Họp sơ kết đoàn tuần 1.
* Tuần 2
- Lên lớp 2 tiết chuyên môn và 1 tiết chủ nhiệm.
- Sơ kết đoàn tuần 2.
* Tuần 3
- Lên lớp 2 tiết chuyên môn, 1 tiết chủ nhiệm, 1 tiết Đội – Sao.
- Sơ kết đoàn tuần 3.
* Tuần 4
- Thi dạy 2 tiết Tập đọc, Toán.
- Sơ kết đoàn tuần 4.
* Tuần 5
- Hoàn thành bài báo cáo thu hoạch.
* Tuần 6
- Hoàn thành hồ sơ.
- Tổng kết.
- Kế hoạch cho từng nội dung thực tập sư phạm:
Tìm hiểu thực tế giáo dục:
- Nghe báo cáo tình hình của trường Tiểu học ................. và địa phương nơi trường đóng.
- Lên kế hoạch tự tìm hiểu và ghi chép, thu thập thông tin.
Thực tập chủ nhiệm lớp .............
- Tiếp xúc với lớp làm chủ nhiệm, theo dõi và ghi nhận kết quả thực tập, tìm hiểu lý lịch học sinh.
- Làm công tác giáo dục tư tưởng, nhắc nhở các em đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
Lên kế hoạch chủ nhiệm và giảng dạy.
Thực tập giảng dạy:
- Kế hoạch dự giờ, giảng mẫu, kế hoạch soạn giảng, tập giảng và lên lớp
NỘI DUNG THU HOẠCH
NỘI DUNG 1
Tình hình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, các chủ trương đang thực hiện, đặc biệt là quá trình xã hội hóa giáo dục, sự quan tâm của địa phương. Hoạt động của nhà trường (từ bộ máy quản lí, công tác chuyên môn, chủ nhiệm lớp đến điều kiện cơ sở vật chất…). Tình hình học sinh (số lượng, cơ cấu, chất lượng môn dạy, điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh).
- Tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2017 – chống mù chữ năm 2016
* Địa lý
Phường .............. là phường trung tâm của thành phố ............., tỉnh .............. có tổng diện tích là: ....... ha, dân số có .......... hộ với ............... khẩu. Địa bàn thường được chia thành ... khối phố với ... tổ đoàn kết.
* Kinh tế
Cơ cấu khing tế theo hướng TM – DV, CN – TTCN, giá trị tăng trưởng được giữ vững, năm sau cao hơn năm trước. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định và phát triển. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tạo nên môi trường cảnh quan khang trang, sạch đẹp.
* Văn hóa – xã hội – giáo dục:
Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới, các trường trên địa bàn phường đều là trường học trọng điểm của thành phố ........................... ở tất cả các bậc học, liên tục nhiều năm liền các trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Đặc biệt các trường đã thực hiện tốt cuộc vận động 2 không gồm 5 nội dung do Bộ GD&ĐT phát động, từ đó chất lượng trong giáo dục từng bước được nâng lên, cơ sở trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư xây dựng, mua sắm, chủ trương xã hội hóa đã được xã hội đồng tình hưởng ứng, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, và xây dựng mô hình “Trường học thân thiện học sinh tích cực”. Đến nay 04 trường đều đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, và đạt chuẩn quốc gia mức độ một, trường MNBC 24/3 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong năm ............ Địa phương đã hoàn thành và giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Công tác khuyến học, khuyến tài được các cấp, các ngành, khối phố, trường học và các tầng lớp nhân dân quan tâm, trong đó các chi hội trường học, khối phố đã huy động nhiều nguồn lực trong xã hội phát thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh nghèo vượt khó, kinh phí mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
* Sự quan tâm của địa phương đối với công tác giáo dục.
Xác định phát triển giáo dục và đào tạo là thế mạnh của địa phương, nên trong định hướng phát triển chung về KTXH-ANQP có những mục tiêu và giải pháp lớn đối với công tác giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng Đảng trong trường học, huy động xã hội hóa, xây dựng xã hội học tập, khuyến khích khuyến tài và công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Hoạt động của nhà trường và tình hình học sinh.
2.1 Báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017
* Kết quả phổ cập GDTH ĐT:
- Số lượng học sinh so với đầu năm học tăng 01. Lí do: chuyển đến.
- Kết quả thực hiện PCGD tiểu học đúng độ tuổi:
+ Huy động 99,0% trẻ em trong độ tuổi ra lớp.
+ 159 trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Tỷ lệ : 97,5%.
- Được thành phố và tỉnh công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi mức 2 năm 2010.
* Kết quả mạng lưới trường lớp, đội ngũ CBGVNV:
Tổng số CBGVNV ( Kể cả HDD PGDD và trường): 76,5 (HKI); 77,5 (HKII).
Trong đó: biên chế: 42,5 hợp đồng phòng: 10, hợp đồng trường: 24+1(HKII).
BGH: 3, GV: 44,5; TPT: 01, NV: 05, NV phục vụ: 23
Khối lớp | Số lớp | Số học sinh | Số GVCN | Số lớp bán trú | Số học sinh bán trú | Số GV bộ môn |
Một | 6 | 241 | 6 | 221 | 221 | 2 GV Mĩ thuật
2 GV Âm nhạc 3 GV Thể dục 3 GV Tiếng anh 1 GV Thiết bị 3 GV Tin học |
Hai | 7 | 253 | 7 | 224 | 224 | |
Ba | 6 | 243 | 6 | 213 | 213 | |
Tư | 5 | 206 | 5 | 164 | 164 | |
Năm | 6 | 210 | 6 | 165 | 165 | |
Tổng cộng | 30 | 1153 | 33 | 986 | 986 | 14 |
* Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
Hạnh kiểm và học lực : (trừ 1 học sinh khuyết tật).
Lớp | TSHS | Hạnh kiểm | Học lực | ||||||||||
Đ | TL | C | TL | G | TL | K | TL | TB | TL | Y | TL | ||
% | Đ | % | % | % | % | % | |||||||
Một | 240 | 240 | 100 | 0 | 0 | 225 | 93,8 | 12 | 5,0 | 2 | 0,8 | 1 | 0,4 |
Hai | 253 | 253 | 100 | 0 | 0 | 236 | 93,3 | 15 | 5,9 | 2 | 0,8 | 0 | 0 |
Ba | 243 | 243 | 100 | 0 | 0 | 218 | 89,7 | 23 | 9,5 | 2 | 0,8 | 0 | 0 |
Tư | 206 | 206 | 100 | 0 | 0 | 94 | 45,6 | 81 | 39,3 | 31 | 15,0 | 0 | 0 |
Năm | 210 | 210 | 100 | 0 | 0 | 157 | 74,8 | 41 | 19,5 | 11 | 5,2 | 1 | 0,47 |
TC | 1152 | 1152 | 100 | 0 | 0 | 930 | 80,7 | 172 | 14,9 | 48 | 4,2 | 2 | 0,2 |
- Lên lớp: 1151 em, tỉ lệ: 99,9 %
- Đạt danh hiệu HS Giỏi: 80,7 %
- HS đạt danh hiệu HSTT: 172, tỉ lệ 14,9%
*Kết quả đạt được của nhà trường qua phong trào thi đua trong năm 2016-2017:
Tập thể: Đề nghị cấp trên công nhận
- Trường: Tập thể lao động xuất sắc, UBND Tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua cấp tiểu học.
- Công đoàn: Xuất sắc
- Liên đội TNTP Hồ Chí Minh : Xuất sắc
Kết quả tham gia phong trào các cấp trong học sinh :
Đạt 06 giải cấp Quốc gia, 10 giải cấp tỉnh, 64 giải cấp thành phố và nhiều giải đồng đội
Kết quả thi đua của CBGVNV
- Trường công nhận: 42 CBGVNV hoàn thành tốt nhiệm vụ, 35 GVNV hoàn thành khá nhiệm vụ
- Đề nghị cấp trên khen tặng và công nhận:
+ Giấy khen của Sở GD&ĐT: ...... người
+ Giấy khen của UBND thành phố: ..... người
+ CSTD cấp tỉnh: ........ người
+ CSTD cấp cơ sở: ......... 17 người
+ Lao động tiên tiến: ...... người
- Đã được công nhận: .......... SKKN cấp thành phố (3A, 5B, 6C), 02 giáo viên đạt giải nhất và khuyến khích trong hội thi viết chữ đẹp
* Phương hướng nhiệm vụ năm học 2017 – 2018
Năm học 2017 – 2018 là năm học đầu tiên thục hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung thực hiện nhũng nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động: Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường giáo dục kĩ năng sống, đổi mới đánh giá kết quả giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày, triển khai thực hiện chương trình thí điểm dạy học môn tiếng Anh tiểu học.
Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phấn đấu giữ vững đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2017, tập trung duy trì, giữ vững và phát huy trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đổi mới công tác quản lí, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng công tác quản lí và giáo dục. Tiếp tục tổ chức dạy 2 buổi/ ngày cho 100% học sinh và tổ chức bán trú theo nhu cầu của CMHS.
* Kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, đội ngũ
Mạng lưới trường lớp
Khối lớp | Số lớp | Số học sinh | Bquân HS/lớp | Lớp 2
buổi/ngày |
Ngoại ngữ | Tin học | Bán trú | |||||
Số Lớp | Số HS | Số Lớp | Số HS | |||||||||
Một | 6 | 242 | 40 | 6 | 242 | 6 | 242 | 6 | 230 | |||
Hai | 7 | 240 | 40 | 7 | 240 | 6 | 240 | 6 | 218 | |||
Ba | 6 | 250 | 36 | 6 | 250 | 7 | 250 | 7 | 250 | 6 | 222 | |
Bốn | 5 | 242 | 40 | 5 | 242 | 6 | 242 | 6 | 242 | 6 | 207 | |
Năm | 6 | 202 | 40 | 6 | 202 | 5 | 202 | 5 | 202 | 4 | 156 | |
Tổng cộng | 30 | 1176 | 39 | 30 | 1176 | 30 | 1176 | 18 | 694 | 28 | 1033 | |
Đội ngũ CB-GV-NV:
TT | Chức danh | BC và HĐ Phòng có mặt đến ngày 12/9/2011 | Hợp đồng trường |
I | Hiệu trưởng | 1 | |
II | Phó Hiệu Trưởng | 2 | |
III | TPT Đội | 1 | |
IV | Giáo viên | 47 | |
1 | Chủ nhiệm | 30 | |
2 | Thể dục | 2 | |
3 | Âm nhạc | 2 | |
4 | Mỹ thuật | 2 | |
5 | Tin học | 3 | (01 đang nghỉ HS) |
6 | Tiếng Anh | 3 | |
7 | GV dạy tăng thay | 1( Nga) | |
8 | GV nghỉ hộ sản | 1( Hà) | |
V | Nhân viên | 5 | |
1 | Kế toán | 1 | |
2 | Văn thư | 1 | |
3 | Thủ quĩ | ||
4 | Thư viện | 1 | |
5 | Thiết bị | 0 | |
6 | Y tế | 1 | |
7 | Bảo vệ | 1 | 2 |
8 | Vệ sinh | 1 | |
9 | Cấp dưỡng | 21 | |
Tổng cộng (I+II+III+IV+V) | 56 | 25 |
+ Hiệu trưởng: 1; Hiệu Phó: 2; Tổng phụ trách: 1.
+ Giáo viên giảng dạy: 45
+ Hiệu trưởng: ....................... – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường chiệu toàn bộ cơ chế hoạt động của nhà trường.
+ Hiệu phó: .................................. + Công đoàn cơ sở: 100% nhân viên, giáo viên là đoàn viên. Chủ tịch Công đoàn: .........................
+ Có 5 tổ chuyên môn:
Tổ trưởng Tổ 1: ................................................................................................................
Tổ trưởng Tổ 2: ................................................................................................................
Tổ trưởng Tổ 3: ................................................................................................................
Tổ trưởng Tổ 4: ................................................................................................................
Tổ trưởng Tổ 5: ................................................................................................................
* Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học
Kế hoạch thời gian năm học
Thực hiện theo quyết định số .............. ngày...tháng....năm... của UBND tỉnh ............................ và Kế hoạch thời gian năm học 2017 – 2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Riêng đối với giáo dục tiểu học:
Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục cụ thể như sau:
- Tựu trường: Ngày 15/8/2017.
- Học kì 1: từ 15/8/2017 đến 31/12/2017. Trong đó có 18 tuần thực học, bắt đầu thực hiện chương trình kế hoạch giáo dục học kì 1 vào ngày 22/8/2017, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác
- Học kì 2 : từ 02/ 01/ 2018 đến ngày 25/05/2018. Trong đó có 17 tuần thực học, 2 tuần nghỉ tết, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác.
Thực hiện kế hoạch giáo dục, dạy học 2 buổi/ ngày
Thiết bị dạy học, bàn ghế học sinh
Phó hiệu trưởng phụ trách thiết bị, cán bộ thiết tham mưu cho hiệu trưởng kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đạt mức tối thiểu theo qui định của bộ GD&ĐT, từng bước trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị có yếu tố công nghệ thông tin, bố trí tủ đồ dùng dạy học ở các phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng có hiệu quả.
- Khuyến khích và hỗ trợ giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng phần mềm, thiết bị dạy học điện tử đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình, sách giao khoa và thực hiện phương pháp dạy học tích cực
- Thực hiện trang bị bàn ghế học sinh thực hiện theo công thông tư liên tịch số ............................ ngày...tháng...năm... của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Y Tế về hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học sơ sở, trường trung học phổ thông. Đối với bàn ghế đang sử dụng phải có kế hoạch thay thế, sữa chữa, sắp xếp để đáp ứng các tiêu chuẩn qui định.
Phân công và định mức tiết dạy của CB, GV, NV như sau: theo bảng phân công lao động ngày .................
* Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lí và giáo dục
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng cơ cấu và đạt yêu cầu về chất lượng.
Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục về: Nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo giáo dục tiểu học nói chung, công tác chỉ đạo dạy học, đánh giá kết quả giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học nói riêng. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí và đổi mới phương pháp dạy học, kĩ năng thực hiện đổi mới phương pháp, đổi mới kĩ thuạt dạy học tích cực. Triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên gaios viên tiêur học được ban hành.
Củng cố cơ cấu và phát huy hiêu quả hoat động của các tổ chuacs chuyên môn.
* Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
- Thực hiện tốt công tác truyền thông để cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh nắm vững được nội dung, quan điểm đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện Thông tư số ................................... của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá, xếp loại học tiểu học và Công văn số .......................... về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 3........................ của Bộ GD&ĐT.
- Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm ra đề và tổ chức kiểm tra định kỳ nghiêm túc và đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nghiệm thu chất lượng một cách đầy đủ, chính xác đối với học sinh từng lớp học. PHT được phân công phụ trách lớp nào thì chịu trách nhiệm ra đề và tổ chức thi học kỳ, nghiệm thu chất lượng ở lớp đó.
Thực hiện và bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên
- Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, Phó hiệu trưởng căn cứ vào kết quả nghiệm thu cuối năm tổ chức bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên, lưu giữ hồ sơ để theo dõi chỉ đạo; phối hợp với trường trung học cơ sở (THCS) bàn giao chất lượng học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS.
- GV giảng dạy có trách nhiệm phối hợp với gia đình, tham mưu cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phối hợp các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội ở địa phương có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tập đạt kết quả, không để các em bỏ học vì khó khăn hoặc học yếu.
Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Thực hiện theo kế hoạch chuyên môn 2 buổi/ ngày.
* Nâng cao chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu học- chống mù chữ (PCGDTH- CMC), xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia
Củng cố. nâng cao chất lượng PCGDTH- CMC, PCGDTH đúng độ tuổi
- Tham mưu với Phòng Giáo dục về xây dựng trường mới trên địa bàn phường hoặc khu vực lân cận để đảm bảo việc học tập của học sinh được thuận lợi, công tác quản lý đạt hiệu quả.
- Tham mưu với Phòng Giáo dục bổ sung đội ngũ giáo viên đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng, bố trí đủ phòng học, các phòng chức năng và các thiết bị dạy học đảm bảo củng cố và nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi một cách bền vững theo tinh thần Thông tư số ............................ ngày...tháng...năm.... ban hành quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH- CMC, PCGDTH đúng độ tuổi.
- Triển khai thực hiện kế hoạch PCGDTH đúng độ tuổi giai đoạn .............., phấn đấu đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2017.
- Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách, quy trình kiểm tra, công nhận kết quả phổ cập giáo dục tiểu học thực hiện theo công văn số ................. ngày...tháng...năm.... của Sở GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT.
Xây dựng và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia, giữ vững kết quả KĐCLCSGDPT
* Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
- Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch và kế hoạch hóa công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung đối với những nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể hóa kế hoạch thành chương trình hành động của từng nội dung, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.
- Thực hiện việc tổ chức và hoạt động của trường theo điều lệ trường tiểu học ban hành theo Thông tư ........................ ngày...tháng...năm.... của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và thường xuyên theo quy định
- Thực hiện quyền chủ động trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các báo cáo thường xuyên và định kỳ về Phòng Giáo dục và đào tạo theo quy định
* Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng vi tính cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường. Trang bị đủ máy vi tính cho các bộ phận trong trường làm việc. Kết nối mạng Internet ở các máy cảu các bộ phận, phòng đọc giáo viên, phòng tin học…
- Trang bị phòng máy vi tính cho học sinh lớp 3, 4, 5 học tin học; trang bị thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý và dạy học. Nghiên cứu sử dụng phần mềm quản lý học sinh, quản lý đội ngũ, quản lý thư viện,…Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, khuyến khích giáo viên tích cực thiết kế bài giảng điện tử, tham khảo các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp để dạy học; sưu tầm, tuyển chọn, tập hợp các tư liệu dạy học điện tử theo các môn học và theo chủ đề thành kho tư liệu dùng chung.
- Thực hiện các nội dung theo yêu cầu tai kênh điều hành Website của phòng giáo dục và đào tạo. Các báo cáo gởi qua mạng phải đảm bảo thể thức văn bản theo quy định hiện hành. Thực hiện trao đổi thông tin tù HT, PHT đến các tổ chức chuyên môn qua email dùng chung của tổ.
Tổ chức công tác bán trú, tài chính, thư viện- thiết bị, y tế, vệ sinh, văn thư hành chính trường học đảm bảo theo quy định:
- Công tác bán trú
- Công tác tài chính, tài sản
- Công tác thư viện thiết bị
- Công tác y tế, vệ sinh học đường
- Công tác văn thư hành chính
Một số hoat động khác
- Tiến hành đành giá, đề xuất, kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT về thực hiện nội dung các văn bản như Điều lệ trường tiểu học, chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học,..
- Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường chọn giáo viên tham gia Hội thi cấp thành phố, tham gia giao lưu cán bộ quản lý giỏi cấp thành phố
- Tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập cảu học sinh tiểu học nhằm phát triển năng lực của học sinh về các năng lực của học sinh về các lĩnh vực giáo dục
- Tổ chức tốt các hoạt động Sao nhi đồng Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo điều kiện cụ thể của từng trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
- Tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động hết số trẻ em 6 tuổi và trong độ tuổi ra học; quan tâm đúng mức đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi; tuyệt đối không để học sinh tiểu học bỏ học giữa chừng
- Thực hiện tốt nội dung giáo dục môi trường, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em theo hướng lồng ghép vào các môn học; chăm sóc sức khỏe răng, miệng; phòng chống các bệnh lây nhiễm đối với học sinh; tạocho học sinh thói quen rửa tay bằng xà phòng
* Đăng ký các danh hiệu thi đua, các chỉ tiêu phấn đấu
Danh hiệu thi đua
- a) Tập thể
- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh
- Tập thể: Lao động xuất sắc
- Công đoàn: Xuất sắc
- Liên đội TNTP Hồ Chí Minh: Xuất sắc
- b) Cá nhân
- CSTĐ cấp tỉnh
- CSTĐ cấp cơ sở
- Lao động tiên tiến
- GV dạy giỏi cấp trường
Các chỉ tiêu phấn đấu
- SKKN đạt cấp trường
- SKKN đạt cấp thành phố trở lên
- Tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức đạt giải nhât nhì các cấp
- Chất lượng học tập của học sinh
+ Đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 90% trở lên
+ Học sinh lớp 5 được xét công nhận hết cấp: 100%
+ Phổ cập GDTH đúng độ tuổi đạt 98% trở lên
* Ý kiến đề nghị
- Đề nghị với UBND TP ...............
- Đề nghị với phòng giáo dục và đào tạo
- Đối với địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh
2.2 Kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày
* Đặc điểm tình hình:Tình hình trường, lớp, học sinh:
Khối lớp | Số lớp | Số HS | Bình quân số HS/lớp | Số HS yếu | Số HS Khuyết tật, cơ nhỡ | ||||
Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||
2b/ngày | 7(8) buổi/ tuần | 2 buổi/ ngày | 7(8) b/tuần | ||||||
Lớp 1 | 6 | 6 | 0 | 242 | 242 | 0 | 40 | 01+ 01 | |
Lớp 2 | 6 | 6 | 0 | 240 | 240 | 0 | 40 | 01 | |
Lớp 3 | 7 | 7 | 0 | 250 | 250 | 0 | 36 | 01 | |
Lớp 4 | 6 | 6 | 0 | 242 | 242 | 0 | 40 | ||
Lớp 5 | 5 | 5 | 0 | 202 | 202 | 0 | 40 | ||
T.cộng | 30 | 30 | 0 | 1176 | 1176 | 0 | 39 |
Cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ:
- Diện tích khuôn viên trường: 9672m2 – Trung bình: 8,2m2/HS.
- Số phòng học: 30 – Diện tích 1 phòng: 42m2
- Tình trạng phòng học: Tốt.
- Tổng số chỗ ngồi: 1175. Trong đó: Số bàn ghế 2 chỗ ngồi: 628 bộ.
- Tổng số khu vệ sinh: 03; Phòng vệ sinh dành cho GV: 03; Phong vệ sinh dành cho HS: 02; Số bệ xí trong khu vệ sinh danh cho HS: 28.
- Tổng số quạt trong một phòng học: 05. Bình quân số HS/quạt: 08HS/quạt.
- Tổng số bóng điện trong phòng học: 08 Số bóng điện trong phòng được bố tri hợp lý đủ ánh sáng.
- Số tủ thuốc cấp cứu: 1 tủ lớn ở phòng y tế học đường và 30 tủ thuốc nhỏ đượ bố trí trong phòng học.
- Có 1 nhân viên y tế phụ trách.
Tình hình đội ngũ:
Tổng cộng 81 CBGVNV
Tỉ lệ GV/lớp đối với dạy 2 buổi/ngày: 1,5 GV/lớp (45GV/30 lớp)
Trong đó:
TT | Chức danh | Biên chế và HĐ phòng | Hợp đồng trường | Ghi chú
|
I. | Hiệu trưởng | 01 | ||
II. | Phó hiệu trưởng | 02 | ||
III. | TPT Đội | 01 | ||
IV. | Giáo viên | 46 | 01 GVCN đang nghỉ hộ sản,01 GV tin học đang nghỉ hộ sản, 01 GVCN đang bị ốm điều trị dài ngày, 02 GVCN nghỉ hưu vào tháng 11, 12; 01 GVCN sẽ nghỉ hộ sản vào tháng 12 | |
1 | Chủ nhiệm | 34 | ||
2 | Thể dục | 02 | 01 | |
3 | Âm nhạc | 02 | ||
4 | Mỹ thuật | 02 | ||
5 | Tin học | 03 | ||
6 | Tiếng Anh | 03 | ||
7 | ||||
8 | ||||
V. | Nhân viên | 05 | 24 | |
1. | Kế toán | 01 | ||
2. | Văn thư | 01 | ||
3. | Thủ quỹ | 00 | ||
4. | Thư viện- thiết bị | 01+01 GV | ||
5. | Y tế | 01 | ||
6. | Bảo vệ | 01 | 02 | |
7. | Vệ sinh | 00 | 01 | |
8. | Cấp dưỡng | 00 | 21 | |
Tổng cộng
(I+II+III+IV+V) |
56 | 25 |
* Kế hoạch chuyên môn:
Nội dung, chương trình giáo dục:
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số ............... ngày...tháng...năm... của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học; Công văn số ............................ về hướng dẫn dạy học môn Thủ công/Kĩ thuật; công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung môn dạy học và đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục các môn học. Thực hiện “giảm tải” chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT) một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh. Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục các môn Đạo đức, Thủ công, Mĩ thuật, Âm nhạc.
Tích hợp nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công /Kĩ thuật theo hướng dạy học phù hợp với điều kiện địa phương và nhà trường. Thực hiện tích hợp các nội dung Giáo dục và sự phát triển bền vững, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, phòng chống HIV/AIDS,… vào các môn học, các hoạt động giáo dục.
Xây dựng kế hoạch, bố trí phòng học, sách, thiết bị và bố trí giáo viên dạy môn Tiếng Anh Chương trình thí điểm 4 tiết/tuần cho HS lớp 3 theo công văn số .................... ngày...tháng...năm... của Bộ GD&ĐT. Các lớp 1,2 tổ chức dạy học chương trình tiếng Anh tăng cường, các lớp 4,5 còn lại vẫn tiếp tục thực hiện chương trình tiếng Anh tự chọn 2 tiết/tuần. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn tin theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
* Sách.
- Sách học sinh quy định tối thiểu như sau:
+ Đối với lớp 1,2,3 gồm:
Tiếng Việt (tập 1, tập 2), Toán, Vở Tập viết ( tập 1, tập 2), Tự nhiên – xã hội
+ Đối với lớp 4,5 gồm:
Tiếng Việt ( tập 1, tập 2), Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật.
+ Đối với môn tiếng Anh, Tin học cần lưu ý:
+ Môn tiếng Anh: sử dụng bộ sách Tiếng Anh 3, Let’s Learn English của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; các tài liệu tiếng Anh tăng cường, làm quen với tiếng Anh.
+ Môn Tin học: sử dụng các cuốn “ Cùng học Tin học” quyển 1, quyển 2, quyển 3” của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa không thu tiền cho học sinh con liệt sĩ, con thương binh đúng theo quy định của Nhà nước. Bộ phận thư viên có kế hoạch xây dựng tủ sách dùng chung để học sinh nghèo có điều kiện mượn sách dể học,đảm bảo vào năm học mới tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa để học.
- Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo việc trang bị và sử dụng sách tham khảo trong nhà trường;khuyến khích,hướng dẫn học sinh đọc sách,phát huy tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học của thư viện nhà trường.Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh để sách,vở,đồ dùng học tập tại lớp.
* Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh cơ nhở, học sinh dân tộc thiểu số
Lớp có học sinh là người dân tộc thiểu số các em có khó khăn trong việc học tiếng việt,giáo viên có thể điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học cho học sinh.
Lớp có trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ lang thang cơ nhở, giáo viên điều chỉnh nội dung chương trình, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng và khả năng của học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số ............... ngày...tháng...năm.... của bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
* Đối với học sinh khuyết tật
- Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật.Tiếp tục thực hiện quyết định số .......................; Thông tư số .................... của bộ GD&ĐT và công văn số ............... Ngày...tháng...năm.... của sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường phổ thông.
- Giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật phải trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật.cần chú ý tạo môi trường về cơ sở vật chất, bàn ghế, lối đi lại thuận lợi cho học sinh khuyết tật hòa nhập trong sinh hoạt,học tập đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh khuyết tật phối hợp với cha mẹ học sinh, cán bộ y tế địa phương lập kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật,báo cáo với phó hiệu trưởng vào ngày ..........
- Nhà trường phối hợp các ban, nghành huy động các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đạt hiệu quả.
Một số nội dung khác:
- TTCM lên kế hoạch giảng dạy từng tuần, từng tiết, đảm bảo nội dung,thống nhất trong toàn tổ.
- Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,phụ đạo học sinh yếu:giáo viên giảng dạy thực hiện trong từng tiết dạy ở buổi thứ nhất và buổi thứ hai,thể hiện nội dung bồi dưỡng,phụ đạo trong bài soạn.
- Thành lập các câu lạc bộ theo năng khiếu,sở thích của học sinh.
- Về các tiết giáo dục tập thể trong kế hoạch giáo dục:mỗi tuần có hai tiết Giáo dục tập thể.
- Thời khóa biểu xây dựng đảm bảo 7 tiết/ngày.Thời gian biểu được xây dựng cụ thể cho 3 buổi:sáng, trưa, chiều.
Một số lưu ý khi sử dụng thời khóa biểu, thời gian biểu:
- Giáo viên các lớp có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong một buổi học để đảm bảo việc sử dụngĐDDH,việc tổ chức cho học sinh thực hành ATGT,…
- Nội dung nghỉ ngơi, xem ti vi, đọc sách…buổi trưa đối với các lớp bán trú:giáo viên chọn lọc các đĩa phim, ca nhạc, hoạt hình, ở những lớp có ti vi có thể cho học sinh xem chương trình”một ngàn câu hỏi vì sao”…
- Các giờ luyện âm nhạc, luyện mỹ thuật, luyện thể dục,…giáo viên tăng cường thay đổi hình thức dạy học, tạo không khí thoải mái trong giờ học.
- Giáo viên bộ môn day buổi thứ hai có nhiệm vụ quản lý học sinh, đảm bảo nề nếp lớp học và chịu trách nhiệm dẫn học sinh ra về(nếu dạy tiết cuối của buổi thứ hai).
- Các hoạt động vào 15 phút đầu buổi sáng, 15 phút sinh hoạt chủ nhiệm do GVCN phụ trách.
- Học sinh các lớp có vở học các môn buổi thứ hai riêng.
- Tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài học tại lớp, không giao bài tập yêu cầu làm thêm ở nhà đối với học sinh học hai buổi/ngày.
Một số hướng dẫn, gợi ý thực hiện cho từng nội dung:
- Nội dung giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học taaoj hoặc bồi dưỡng học sinh có năng lực về môn toán, môn tiếng việt:
+ TKB bố trí mỗi tuần có các tiết luyện toán, luyện tiếng việt. Giáo viên giảng dạy xây dựng nội dung luyện tập đảm bảo 2 yêu cầu:giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu 2 môn này. Nội dung luyện cụ thể ở từng lớp cần được trao đổi trong tổ hoặc nhóm chuyên môn, tập trung vào những kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình theo từng tuần học.
+ Các tổ chức chuyên môn phân công giáo viên tham khảo tài liệu, chọn lọc nội dung dạy học cụ thể phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện dạy học đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng
NỘI DUNG 2
Tình hình và kết quả thu được trong công tác thực tập giảng dạy.
- Nhận thức của bản thân về công tác giảng dạy
Giảng dạy là một công việc vô cùng khó khăn, vất vả. Nó đòi hỏi người dạy phải thực sự nghiêm túc, tâm huyết với nghề. Trong đó quá trình giảng dạy, giáo viên phải bám sát tình hình thực tế của trường, lớp, của tiết dạy và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Từ đó đề ra những phương pháp giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức sao cho phù hợp với học sinh. Trong đó phải đảm bảo được các mục đích và yêu cầu của tiết dạy. Từ đó giúp ta có ý thức rằng: để có được một tiết dạy tốt thì người giáo viên cần phải lao động miệt mài, soạn giáo án thật kĩ và quan trọng đó là lòng yêu nghề tha thiết. Bên cạnh đó người dạy cần có khả năng dự đoán được một số tình huống và khả năng xử lí linh hoạt những tình huống đó, và điều quan trọng nữa đó là thái độ tích cực của người học.
- Tình hình và kết quả thu được qua các tiết dạy mẫu của giáo viên và giáo sinh
Trong đợt thực tập 2 tại trường tiểu học ................, chúng em có cơ hội được dự giảng của một số tiết dạy mẫu của các thầy cô và các bạn sinh viên. Tuy đợt thực tập này chúng em dự giờ số tiết ít hơn nhưng lại được thực hành số tiết dạy trên lớp nhiều hơn. Và qua mỗi tiết dạy mẫu, chúng em lại được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và bài học đáng quí cho mình.
Sau đây là một số tiết dạy mẫu trong chương trình thực tập:
Ngày | Tên giáo viên | Lớp | Môn | Bài dạy |
Ngoài các tiết dự giờ có trong chương trình, em còn dự thêm một số tiết của đoàn kiến tập để học hỏi thêm kinh nghiệm, chẳng hạn như :
Ngày | Tên giáo viên | Lớp | Môn | Bài dạy |
. |
Bên cạnh đó em còn có cơ hội tham gia buổi Hội thảo chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập làm văn lớp 2. Từ đó cũng học hỏi được rất nhiều cái hay của chuyên đề.
* Những ưu điểm và nội dung tiếp thu được:
Các tiết dạy mẫu đều có những ưu điểm, cụ thể là:
- Về kiến thức:
- Giáo viên xác định đúng mục tiêu về chuẩn kiến thức và kĩ năng khi giảng dạy.
- Giáo viên dạy đúng tiến trình lên lớp, đúng nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy, và mang tính hệ thống cao.
- Nội dung giảng dạy đảm bảo tính giáo dục toàn diện về: Thái độ và tính thẫm mỹ cao cho học sinh.
- Đa số học sinh nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và chủ động (kể cả học sinh khá giỏi và trung bình). Học sinh hứng thú học tập, say sưa nghe giảng và đóng góp ý kiến xây dựng bài.
- Giáo viên khai thác nội dung bài học nhằm phát triển năng lực sáng tạo, tìm tòi của học sinh.
- Tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn học sinh tìm tòi kiến thức bài học một cách linh hoạt.
- Đưa ra nội dung phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tác động đến mọi đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật.
- Luôn cập nhật những vấn đề xã hội đưa vào giảng dạy gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh.
- Giáo viên không những truyền đạt những kiến thức trọng tâm mà còn cung cấp thêm cho học sinh những thông tin bên lề giờ học có liên quan.
- Về kỹ năng sư phạm:
- Đa số giáo viên đều có năng lực và kĩ năng xử lí tình huống trong quá trình dạy học:
- Giáo viên dạy đúng đặc trưng của bộ môn, đúng loại bài như: lý thuyết, luyện tập, thực hành và ôn tập.
- Đặc biệt là vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng theo đúng hướng phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. Các tiết dạy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới và phát huy năng lực học sinh. Giáo viên sử dụng một số phương pháp dạy học hiện đại như: Phương pháp sử dụng trò chơi học tập, phương pháp luyện tập, thực hành theo nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp đóng vai,… Bên cạnh đó giáo viên còn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, học sinh dần dần trở thành trung tâm của quá trình dạy học, đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học theo hướng đổi mới.
- Các tiết dạy đều ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, các tiết dạy đều có sự hỗ trợ của các “giáo án điện tử”, sử dụng một số tranh ảnh, đoạn video hỗ trợ quá trình dạy học. Học sinh từ đó vô cùng hứng thú trong các tiết dạy.
- Sử dụng đồ dùng dạy học, các thiết bị phục vụ cho việc dạy học, kể cả đồ dùng tự làm của giáo viên có hiệu quả cao trong học tập.
- Trong giảng dạy giáo viên giảng giải mạch lạc, truyền cảm, chữ viết đẹp và trình bày bảng khoa học, hợp lý. Các thầy cô giáo luôn truyền đạt kiến thức ngắn gọn nhưng mang tính lôgic và thu hút được sự tham gia phát biểu xây dựng bài của học sinh.
- Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình của một tiết dạy.
- Về thái độ sư phạm:
- Mỗi giáo viên luôn có tác phong sư phạm chuẩn mực (áo quần, tóc tai, cử chỉ, thái độ, …), gần gũi với học sinh. Đồng thời luôn tôn trọng ý kiến các em và đối xử công bằng với học sinh trong lớp.
- Luôn giúp đỡ và động viên để các em đều phát triển năng lực học sinh trong học tập.
* Những bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý và đúng mức có hiệu quả của trong học tập.
- Giáo viên luôn nhuần nhuyễn và linh hoạt trong giảng dạy.
- Sử dụng việc dạt học tích hợp với các môn học khác, bên cạnh đó sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, lời nói diễn cảm xúc tích, thao tác nhanh gọn.
- Có thêm kinh nghiệm hiểu biết để soạn giáo án phù hợp với năng lực và khả năng hiểu biết của học sinh, giúp các em học sinh hiểu được học và học theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ giáo dục qui định
- Trong quá trình dạy, phải có niềm tin và uy tín đối với học sinh, gần gũi và đối xử công bằng với các em.
- Phối hợp tốt các hoạt động giữa thầy và trò.
- Tình hình và kết quả thu được qua các tiết dạy
Trong thời gian thực tập, bản thân mỗi giáo sinh phải dạy 6 tiết dạy ở các môn học khác nhau và qua đó chúng em có điều kiện thực hành giảng dạy, rút được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân từ nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những tiết dạy mẫu, em đã xây dựng giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, …và lên lớp nhưng do là những giáo sinh mới thực tập nên không thể tránh những sai sót.
Sau đây là 6 tiết dạy của em:
Tuần | Môn | Lớp | Bài dạy | Ưu điểm | Nhược điểm |
Qua những lời nhận xét của giáo viên hướng dẫn, em thấy được những thiếu sót trong tiết dạy của mình, ghi chép lại cẩn thận để sau này rút kinh nghiệm.
Không chỉ rút kinh nghiệm của những tiết dạy này, em còn rút kinh nghiệm từ những tiết dạy của các bạn trong nhóm và em đã rút ra một số bài học sau:
* Ưu điểm: Học hỏi những ưu điểm của các bạn trong nhóm:
- Dạy đúng qui trình.
- Quản lí lớp tương đối tốt.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
- Có ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy.
- Sử dụng các phương pháp dạy học kích thích hứng thú học tập của học sinh.
* Bên cạnh đó em còn lưu ý một số thiếu sót qua những tiết dạy của các bạn:
- Tiết Chính tả (Nghe – viết Hà Nội) của bạn .......... nên lưu ý cho học sinh về thể thơ 5 chữ, để học sinh viết tốt hơn; chú ý lỗi phát âm; nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết, …
- Tiết Tập làm văn của bạn ..........: không nên dùng phấn màu ghi bảng (trừ tên bài); cần đi sâu nội dung bài dạy hơn, chú ý hạn chế lời nói giáo viên, …
- Tiết Luyện từ và câu của bạn ........ (Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ): nên giới thiệu bài kĩ hơn; trước khi chơi trò chơi cần cho học sinh trao đổi với bạn bên cạnh, …
- Tiết Luyện từ và câu của bạn ........... (Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ): Chú ý phong cách đứng giảng, tránh đi lại nhiều; giải thích từ tương phản khi mình tạo ra một tình huống nào đó, …
- Tiết Đạo đức (Đi bộ đúng qui định) của bạn .........: Trò chơi nên đưa ra lần lượt từng câu, tránh đưa các câu hỏi ra cùng một lúc; ghi rõ đề bài tiết 1 hay 2,…
- Tiết Tự nhiên xã hội (Cây hoa) của bạn ........ nên chốt ý rõ ràng; khai thác triệt để nội dung các bức tranh, …
- Tiết Học vần của bạn ..........: nên phân bố thời gian hợp lí hơn, chú ý qui trình một bài học vần, …
- Tình hình và kết quả thu được qua các tiết dạy được phân công
Ngoài những tiết dạy bắt buộc, em còn tham gia một số tiết dạy do nhà trường phân công dạy thay cho các giáo viên của các lớp 1/6, 1/4, 3/1, 3/2, 3/3, 5/1, … Trên cơ sở đó em cũng đã có được một số kinh nghiệm đứng lớp cho bản thân mình:
- Giúp em tự tin khi đứng lớp hơn.
- Hiểu được tình hình học sinh ở các lớp đó.
- Có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức khi tìm hiểu nội dung bài cần phải dạy.
- Rèn luyện được giọng nói lưu loát hơn.
- Tiếp xúc với học sinh được nhiều hơn.
- Thấy được khả năng học các môn năng khiếu ở học sinh tiểu học. Các em năng động và sáng tạo, đặc biệt rất hứng thú khi học hát, vẽ, …
NỘI DUNG 3
Tình hình và kết quả thu được trong công tác thực tập giáo dục.
- Nhận thức của bản thân về công tác giáo dục
- Công tác chủ nhiệm: Đây là công việc quản lí đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, công bằng trong xử lý các trường hợp vi phạm, phải có những kĩ cương, nguyên tắc nhất định trong việc quản lí để đảm bảo thực hiện tốt các nội quy nhà trường. Bên cạnh đó người giáo viên chủ nhiệm phải có tình thương đối với học sinh, phải luôn quan tâm, theo dõi để biết được tâm tư nguyện vọng của các em. Đồng thời phát hiện kịp thời những trường hợp các em gặp khó khăn, bế tắc mà có những biện pháp thích hợp nhằm động viên, hướng dẫn các em vượt qua những tình huống đó.
- Công tác Đội – Sao: Công tác Đội – Sao trong nhà trường Tiểu học cũng rất quan trọng, nó góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh, rèn luyện cho các em các kỹ năng sinh hoạt tập thể, khả năng tự tin khi đứng trước đám đông...
- Tình hình và kết quả thu được trong công tác chủ nhiệm
* Công việc đã làm:
- Tìm hiểu các loại hồ sơ sổ sách (sổ chủ nhiệm)
- Thông qua Ban cán sự lớp tôi đã tìm hiểu được hoàn cảnh, nguyện vọng của một số học sinh trong lớp.
- Tham gia tổ chức sinh hoạt lớp 2 tiết, 1 tiết sinh hoạt Đội (lớp 5). Ngoài ra còn tham gia các hoạt động phong trào cùng với lớp (giải toán trên mạng ở lớp 5), cùng nhau sinh hoạt tập thể múa hát, tập thể dục, đi tham quan…cùng các em.
* Tình hình của lớp 5/2 (lớp thực tập chính)
- Giáo viên chủ nhiệm: cô ................................................................................................
- Tổng số học sinh: 40; trong đó có 23 nữ và 17 nam
+ Lớp trưởng: ...................................................................................................................
+ Lớp phó học tập: ............................................................................................................
+ Tổ trưởng tổ 1: ..............................................................................................................
+ Tổ trưởng tổ 2: ..............................................................................................................
+ Tổ trưởng tổ 3: ..............................................................................................................
+ Tổ trưởng tổ 4: ..............................................................................................................
- Thành phần gia đình: Phần lớn là con của gia đình làm nghề buôn bán, cán bộ, công nhân, ....
- Chất lượng khảo sát đầu năm học ......................
Tiếng Việt Toán
Giỏi: 15 em, TL: 37.5% Giỏi: 15 em, TL: 37.5%
Khá: 14 em, TL: 35% Khá: 18 em, TL: 45%
TB: 7 em, TL: 17.5% Trung bình: 5 em, TL 12.5%
Yếu: 4 em, TL: 10% Yếu: 2 em, TL 5%
- Học tập vui chơi và các hoạt động khác: Truy bài đầu giờ, thực hiện các giờ tự học nghiêm túc, tập trung nhanh trong 15 phút đầu giờ để tập thể dục, sinh hoạt tập thể và nhảy erobic.
- Hầu hết các học sinh trong lớp có ý thức chấp hành kỉ luật tốt, ham học hỏi, xây dựng phát biểu bài sôi nổi, đa số các em hiểu bài và hứng thú với các tiết dạy...
* Những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong công tác thực tập giáo dục
- Thuận lợi: Được sự hướng dẫn cũng như giúp đỡ nhiệt tình từ phía giáo viên chủ nhiệm chúng em có nhiều cơ hội được làm quen và tiếp xúc với lớp. Được cùng tham gia vào các hoạt động học tập cũng như vui chơi tạo điều kiện cho chúng em hiểu sâu hơn về học sinh của mình. Có phương pháp tác động đúng đắn, hiệu quả trong việc rèn luyện nề nếp lớp. Và phần lớn học sinh đều rất ngoan, cộng tác và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc giảng dạy cũng như sinh hoạt.
- Khó khăn: Đối với sinh viên thực tập chúng em thì công tác chủ nhiệm vẫn còn rất mới mẻ nên thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc tìm hiểu cũng như là quản lí học sinh.
* Nội dung tiếp thu được.
Qua dự giờ tiết chủ nhiệm và sinh hoạt ngoại khóa em nhận thấy:
- Giáo viên điều khiển tiết chủ nhiệm linh hoạt và đúng tiến độ.
- Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng chủ trì lớp đúng tiến trình. Giáo viên nhận xét đúng với tình hình học tập chung của cả lớp.
- Ở mỗi mục nhận xét giáo viên đều cân nhắc, đôn đốc học sinh thực hiện đúng qui định như: học tập, nề nếp, tác phong và vệ sinh lớp…
- Luôn dặn dò học sinh, khích lệ, tuyên dương các em có tinh thần học tập tốt và khiển trách các em còn vi phạm trong tuần làm cho các em sửa đổi và tiến bộ hơn.
- Tạo không khí sôi nổi bằng các trò chơi, văn hóa nghệ thuật.
- Tình hình và kết quả tiếp thu được qua công tác Đội – Sao
- Em được tổ chức thực hành một tiết Đội lớp 5/2.
- Những bài học tiếp thu được:
+ Cần phải nắm vững các bước khi tổ chức một chương trình sinh hoạt Đội.
+ Chuẩn bị trò chơi, khen thưởng, …
+ Phải quản lí tốt hơn khi cho học sinh ra ngoài sân.
+ Chú ý chỉnh sửa những động tác cho học sinh khi các em lên báo cáo.
* ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
+ Về ý thức tổ chức kỷ luật .
Trong suốt thời gian thực tập em luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ theo quy định và có hành vi đúng đắn của người giáo viên. Luôn nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy chế thực tập sư phạm, tuân theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn .
Luôn tôn trọng, giữ thái độ lễ phép, kính trọng đối với giáo viên, nhân viên trong trường, luôn nhã nhặn với học sinh. Luôn tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên và đoàn kết với bạn bè trong đợt thực tập để hoàn thành tốt kế hoạch được giao .
+ Về việc thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của trường thực tập .
Nghề giáo viên là nghề trồng người, là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tay nghề thật vững và đặc biệt phải có lòng yêu nghề mến trẻ. Là một sinh viên sư phạm từ khi chọn nghề này em đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong tương lai là đào tạo những thế hệ trẻ cho đất nước. Vì vậy em đã không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân và trong đợt thực tập này em đã thực hiện tốt những quy định về sinh hoạt chuyên môn, hồ sơ, tiến trình thực tập. Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và đảm bảo đúng thời gian quy định.
Thực hiện tốt tác phong sư phạm, gương mẫu đối với học sinh luôn giữ thái độ khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn .
+ Thực hiện xử lý các mối quan hệ.
Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau này nên tự bản thân đã cố gắng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để có được những mối quan hệ tốt với bạn bè trong đoàn, cán bộ giáo viên. Với không khí hoà đồng vui vẻ làm cho em cảm thấy tự tin hơn .
Quan hệ với giáo viên: Luôn gần gũi thân thiện, kính trọng, lễ phép với giáo viên hướng dẫn và các giáo viên ở Trường Tiểu học cũng như trường Sư Phạm. Luôn chân thành học hỏi từ các cô hướng dẫn để trang bị kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy, lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của các cô để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập cũng như trong thời gian giảng dạy sau này .
Quan h bè: Hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong nhóm trong đoàn, cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn và cùng đóng góp ý kiến để hoàn thành tiết dạy .
Quan hệ với học sinh: thương yêu gần gũi có thái độ dịu dàng, ân cần chăm sóc để tạo tình cảm thương mến đối với học sinh, đối xử công bằng.
+ Chuyển biến về nhận thức và kỹ năng sư phạm của bản thân
Thời gian thực tập trong Trường Tiểu học Trần Quốc Toản tuy ngắn nhưng em đã học được nhiều điều bổ ích và quan trọng hơn là em đã thấu hiểu được công việc vất vả của các thầy cô cũng như những khó khăn trong công tác giáo dục học sinh, các thầy cô phải tự tay làm từng đồ dùng dạy học, phải bỏ nhiều công sức nhưng không nản lòng mà ngược lại còn gắn bó yêu nghề hơn, từ đó làm cho em cảm thấy yêu mến và quý trọng nghề giáo hơn. Vốn sống và vốn kinh nghiệm của em được trang bị thêm nhiêù tri thức quý giá, kỹ năng giao tiếp ứng xử khá hơn, nhận thức về chuyên ngành có nhiều chuyền biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn. Vì thế mà em nhận thấy rằng mình còn nhiều thiếu sót về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp .
Qua đợt thực tập em cũng tự rút ra cho mình được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá rất cần thiết từ phong cách lên lớp đến kiến thức chuyên môn làm như thế nào để tổ chức một tiết học sinh động, biết xử lý các tình huống sư phạm khác nhau một cách tế nhị mà có hiệu quả nhất, tuy nhiên vẫn còn mắc một số sai sót cần phải khắc phục để có thể hoàn thiện bản thân hơn .
Tóm lại tuy trải qua thời gian thực tập khá mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui và học được nhiều điều bổ ích. Bản thân em được nhìn, được nghe, được thấy và hiểu biết hơn về mọi mặt, đặc biệt là về chuyên môn và đó chính là hành trang vô cùng quý báu giúp em vững vàng hơn khi ra trường và em đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích từ những kiến thức, phương pháp đến tình huống sư phạm
ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Nhận xét:
- Ưu điểm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Hạn chế:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Kết quả:
Điểm số…………… Bằng chữ................ Xếp loại...........................................................
........., ngày...tháng...năm.... | |
NGƯỜI CHẤM (Ký và ghi rõ họ tên) |
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Tiểu học. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận