Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Đối với mỗi sinh viên, báo cáo thực tập là một báo cáo vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt để được xét tốt nghiệp đại học. Báo cáo thực tập trong chuyên ngành luật có thể được thực hiện từ việc sinh viên thực tập ở các văn phòng luật sư. Vậy, báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn.

703580513855385454599838641038264666423296n Jccj

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

1. Báo cáo thực tập là gì?

Trước khi tìm hiểu báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn, chủ thể cần nắm được khái quát về báo cáo thực tập.

Báo cáo thực tập là bản tóm tắt kinh nghiệm thực tập của bạn mà nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải hoàn thành sau khi thực tập xong. Báo cáo thực tập rất quan trọng vì nó thông báo cho nhà trường của bạn biết về những kinh nghiệm và kỹ năng đã lĩnh hội được trong quá trình thực tập.

Báo cáo thực tập của bạn bao gồm các chi tiết liên quan về kinh nghiệm thực tập của bạn, chẳng hạn như mô tả về vị trí trong tổ chức, các nhiệm vụ bạn đã hoàn thành và các kỹ năng bạn đã học được. Cấp quản lý của bạn có thể sử dụng báo cáo này để cải thiện cơ hội thực tập hoặc bài học cho sinh viên sắp bước vào thử thách thực tập sắp tới.

Không phải tất cả các chương trình giáo dục sẽ yêu cầu viết báo cáo thực tập. Tuy nhiên, nếu trường học và doanh nghiệp của bạn yêu cầu điều đó, hãy đảm bảo bạn dành đủ thời gian và tâm sức để chuẩn bị.

Ngay cả khi bạn không được yêu cầu viết mẫu báo cáo thực tập, việc viết báo cao cũng có thể được xem là nguồn tư liệu cá nhân để đánh giá kinh nghiệm làm việc của bạn.

2. Báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn

Báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn cụ thể như sau:

  1. Lý do chọn đề tài : Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Từ xa xưa cho tới nay, gia đình luôn được xem là sản phẩm gắn liền và đi cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội. Người ta ví gia đình chính là một tế bào của xã hội, có vai trò thực hiện những chức năng xã hội cơ bản dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào.

Tầm quan trọng của gia đình cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận khi đưa ra quan điểm cho rằng: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” [1]. Theo quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình có vai trò là nền tảng, luôn tồn tại trong mối liên kết hữu cơ, gắn chặt với xã hội. Bởi vậy, khi xây dựng và thực hiện mục tiêu phát triển xã hội mới thì cần phải thường xuyên dành sự quan tâm đến việc củng cố vị trí của quan hệ hôn nhân và gia đình (“HNGĐ”).

Trong vài năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, công nghệ thông tin du nhập và phổ biến dần trong xã hội cùng với sự hội nhập quốc tế đã làm du nhập nhiều nền văn hoá, quan điểm, tư tưởng của nhiều quốc gia trên thế giới đã làm thay đổi đi nhiều quan điểm, nhận thức về xã hội trong mỗi người, đặc biệt trong quan hệ HNGĐ, với biểu hiện rõ nhất là số vụ ly hôn đã và đang ngày càng gia tăng.

Cần phải nhìn nhận rõ ràng rằng, ly hôn không phải là điều xấu, tuy nhiên hậu quả do ly hôn nếu như không được giải quyết thoả đáng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới không chỉ người trong cuộc là vợ/chồng mà còn tới con cái và trật tự xã hội. Tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một năm cũng thường xuyên tiếp nhận các yêu cầu giải quyết về vụ/việc ly hôn trên địa bàn thị xã. Thông qua việc vận dụng các nguyên tắc và quy định của pháp luật, nhìn chung những vụ việc được đưa ra giải quyết tại đây đều đạt hiệu quả cao, đảm bảo “thấu tình, đạt lý”. Tuy nhiên, quá trình giải quyết trên thực tế vẫn còn gặp một số khó khăn do bất cập, vướng mắc từ phía quy định pháp luật hay một số vấn đề trong công tác thực hiện tại địa phương.

Trước tình hình và xuất phát từ những lý do nêu trên, đòi hỏi phải có những nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu, phân tích và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại ở địa bàn. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu – Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo thực tập là thực trạng giải quyết vụ án ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (“Luật HNGĐ năm 2014”).

2.2. Phạm vi nghiên cứu – Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án

Phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo thực tập là tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (“TAND thị xã Điện Bàn”) trong giai đoạn kể từ khi Luật HNGĐ năm 2014 có hiệu thi hành đến nay.

  1. Mục đích nghiên cứu

Bài báo cáo thực tập nghiên cứu về thực trạng giải quyết ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn, để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành liên quan đến giải quyết ly hôn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn.

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của báo cáo thực tập:

Giới thiệu khái quát về TAND thị xã Điện Bàn.

Nghiên cứu, và phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến giải quyết ly hôn theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014.

Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn.

Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết ly hôn tại Toà án, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết ly hôn tại TAND thị xã Điện Bàn.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp được thực hiện bằng tổng hòa và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật cùng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay là nền tảng. Một số phương pháp tiêu biểu được sử dụng tại bài báo cáo như sau:

– Phương pháp phân tích: đây là phương pháp phân chia những vấn đề chung, khái quát nhất thành những phần nội dung nhỏ, những bộ phận khác nhau. Thông qua phương pháp này có thể nghiên cứu sâu sắc hơn, rõ ràng và chi tiết hơn các nội dung đề ra và nhận biết được sự tồn tại của các mối quan hệ, tính phụ thuộc bên trong nội dung đó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong việc tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật.

– Phương pháp tổng hợp: phương pháp tổng hợp được áp dụng tại bài báo cáo nhằm liên kết, thống nhất những kết luận thuộc bộ phận nội dung đã được phân tích nhằm đánh giá khái quát lại toàn bộ vấn đề. Bởi vậy, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích luôn song hành với nhau giúp bài viết đưa ra được cái nhìn, nhận thức sâu sắc hơn về tổng thể vấn đề đưa ra.

– Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá được sử dụng thông qua việc đưa nhận thức, quan điểm của chính học viên về vấn đề nghiên cứu để tạo ra cách nhìn, nhận định khách quan nhất. Chính bởi xuất phát từ quan điểm của học viên nên phương pháp này được sử dụng tại hầu hết toàn bộ nội dung bài báo cáo, đặc biệt là khi chỉ ra những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật cùng đề xuất phương án giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, một số phương pháp khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, … cũng được vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt nhằm đạt được mục đích cuối cùng của bài báo cáo được đề ra.

  1. Cấu trúc của báo cáo thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 03 phần:

Phần 1. Tổng quan về toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Phần 2. Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Phần 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

NỘI DUNG

PHẦN I.

TỔNG QUAN VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Lịch sử hình thành phát triển

Cơ cấu tổ chức

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

PHẦN 2.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Một số vấn đề lý luận giải quyết vụ án ly hôn

2.1.1. Khái niệm ly hôn

2.1.2. Khái niệm giải quyết vụ án ly hôn

2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật tại Việt Nam về ly hôn và giải quyết vụ án ly hôn

2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết vụ án ly hôn

2.2.1. Căn cứ ly hôn

2.2.2. Các trường hợp hạn chế quyền ly hôn

2.2.3. Hậu quả pháp lý của ly hôn

2.2.4. Thủ tục giải quyết ly hôn

2.3. Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.2. Một số bất cập, vướng mắc

2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc

PHẦN 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1.  Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ án ly hôn

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án ly hôn tại Toà án nhân dân thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

PHẦN KẾT LUẬN

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Vụ Án Ly Hôn Tại Toà Án bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị đi thực tập hoặc chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nộp cho nhà trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm bài, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.

3. Lưu ý khi viết báo cáo thực tập

Lưu ý khi viết báo cáo thực tập cũng chính là một trong những nội dung cần thiết khi tìm hiểu báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn.

  1. Ngôn ngữ, văn phong

Cẩn thận trong việc sử dụng từ ngữ, hạn chế viết tắt. Hãy chắc chắn là bạn đã rà soát hết tất cả những “hạt sạn” chính tả. Để viết một cách có trọng tâm, có luận điểm, bạn có thể bắt đầu với một câu chủ đề và từ đó triển khai các ý phụ.

Tránh viết sai chính tả. Một trong những lỗi hay mắc nhất của các bạn sinh viên là không để ý đến chính tả, ngữ pháp. Ngoài ra, còn những lỗi cơ bản khác như viết lan man, sử dụng đại từ ngôi thứ nhất (tôi, ta, chúng ta,…) hay từ ngữ mang tính dư thừa, thường được sử dụng trong văn nói (thì, mà, là, rất,…).

  1. Trình bày

Không nên sử dụng quá nhiều font chữ trong một bài báo cáo, size chữ quá nhỏ hoặc quá to. Có nhiều bạn còn sử dụng các dấu câu tùy tiện, căn chỉnh lề không có sự thống nhất giữa các chương, gây rối mắt cho người đọc.

  1. Bố cục

Bạn hãy lập dàn ý trước khi viết báo cáo và chắc chắn bạn luôn tuân theo một trình tự nhất định.

Không nên nghĩ gì viết đấy, không theo một thứ tự hay quy tắc nào. Một bài báo cáo không hoàn chỉnh “thiếu trước hụt sau” sẽ làm bạn mất điểm như chơi đấy!

  1. Tài liệu tham khảo

Hãy đọc những mẫu báo cáo khóa trước để tham khảo và học hỏi cách viết. Hãy lựa chọn nguồn thông tin uy tín, đáng tin cậy. Quan trọng nhất, bạn nhớ là phải luôn trích nguồn đầy đủ và ghi tên tác giả đấy.

Tuyệt đối không đạo văn, sao chép 100% bài làm trên mạng hay của những anh chị khóa trước. Thông thường, những báo cáo thực tập thường được quét đạo văn trước khi chấm điểm. Bạn sẽ không muốn bị phát hiện là gian dối trong học tập đâu, đúng không? Chưa hết, việc copy lung tung còn gây ra tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia” khiến bài báo cáo rời rạc, khó hiểu.

  1. Hình ảnh, biểu đồ

Bạn nên đánh số và ghi chú thích rõ ràng, ngắn gọn vào tất cả hình ảnh, biểu đồ. Để cho người đọc dễ theo dõi, hãy chắc chắn là hình ảnh minh họa phải liên quan đến nội dung và luôn rõ nét, không được mờ, nhòe.

Không nên nhồi nhét thật nhiều hình ảnh chỉ để lấp đầy bài báo cáo. Điều này không những giúp ích mà còn gây phản tác dụng nếu nội dung một đằng, hình ảnh một nẻo. Ngoài ra, sử dụng hình ảnh chất lượng thấp, không đọc được nội dung cũng là một điểm trừ siêu to nữa đấy!

Những vấn đề có liên quan đến báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến báo cáo thực tập giải quyết vụ án ly hôn cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo