Ở Việt Nam, mỗi doanh nghiệp khi thành lập và phát triển đều cần nhiều yếu tố trong đó điều tiên quyết là vốn. Vốn có thể đến từ các nguồn khác nhau nhưng trong đó có một loại vốn trọng yếu chính là vốn chủ sở hữu. Sau nhiều năm tháng hoạt động, cùng với báo cáo tài chính thì báo cáo vốn chủ sở hữu cũng là một hồ sơ thiết yếu cho nhiều doanh nghiệp khi tham gia góp vốn và kinh doanh. Vậy báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ được trình bày như thế nào? Mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của ACC để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu hay tài sản ròng hay equity trong tiếng Anh là phần tài sản thuần của doanh nghiệphay là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông. Vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả. Nói cách khác, nó chính là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như vốn góp của chủ sở hữu; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Đối với doanh nghiệp, một trong những nguồn tài trợ quan trọng và thường xuyên là vốn chủ sở hữu. Các nguồn tài sản khác như tài sản của đơn vị,… chỉ được sử dụng khi đơn vị ngừng hoạt động hoặc tệ hơn là phá sản để ưu tiên thanh toán cho bên chủ nợ và các khoản khác như tiền lương cho người lao động, thuế cho nhà nước. Phần tài sản còn lại chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ. như vậy vốn chủ sở hữu là nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp và khi có bất kì điều gì cần thay đổi thì báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là báo cáo mà nhiều doanh nghiệp cần có. Hay báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong tiếng Anh có tên là Statement of Changes in Equity
2. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu phải chỉ rõ được các bộ phận
- Tổng thu nhập trong kỳ, trong đó của các chủ sở hữu của công ty mẹ và của các cổ đông không nắm quyền kiểm soát
- Ảnh hưởng của việc áp dụng hối tố hay trình bày lại bất kỳ chính sách kế toán nào đối với từng bộ phận của các khoản thu nhập khác học nghiệp vụ xuất nhập khẩu khi viết báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
- Việc đối chiếu về lượng của từng bộ phận vốn chủ sở hữu giữa thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ phải được công bố theo từng yếu tố như: lãi/lỗ, thu nhập khác
- Các giao dịch với chủ sở hữu, mức độ đóng góp và phân phối đối với các chủ sở hữu cùng sự thay đổi về quyền sở hữu trong các công ty con mà không dẫn đến mất kiểm soá
- Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ
- Tình hình thu nhập và chi phí hay kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ đều sẽ được hạch toán trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và tổng số các yếu tố này
3. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cần trình bày
- Tác động và có thể điều chỉnh những thay đổi trong chính sách kế toán và những sửa chữa sai sót mà phần các phương pháp hạch toán đã đề cập “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán của báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu”
- Các nghiệp vụ giao dịch về vốn chủ sở hữu và việc phân phối cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu
- Số dư và các khoản mục lãi, lỗ lũy kế vào thời điểm đầu niên độ và cuối niên độ, và những biến động trong niên độ
- So sánh giá trị ghi sổ của các loại vốn góp, các khoản dự trữ và thặng dư vốn cổ phần vào đầu niên độ và cuối niên độ. Từ đó báo cáo cũng sẽ trình bày riêng biệt được sự biến động của từng loại vốn..
4. Câu hỏi liên quan đến thay đổi vốn chủ sở hữu
Cách thức thay đổi vốn chủ sở hữu
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Thông qua Chương trình Phục vụ Đăng ký doanh nghiệp tại nhà. Quý doanh nghiệp vui lòng đăng ký
- Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp vui long đăng ký
Khi nào phải thay đổi vốn chủ sở hữu
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định
Trường hợp giảm vốn điều lệ
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Trường hợp chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
5. Dịch vụ tư vấn tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận