Trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc ngay cả trong thời bình, một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng đó chính là phòng không không quân. Công tác phòng không nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là một nội dung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân – hình thức hoạt động phòng không do toàn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành thống nhất của Chính phủ, thông qua sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương. Vậy Báo cáo triển khai công tác phòng không nhân dân như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Phòng không nhân dân là gì?
Với tầm quan trọng đặc biệt của phòng không nhân dân, nội dung này đã được ghi nhận và điều chỉnh tại Nghị định của Nghị định 74/2015/NĐ-CP về phòng không nhân dân. Theo đó, có thể hiểu phòng không nhân dân ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Thứ hai, một số thuật ngữ liên quan đến phòng không nhân dân có thể được hiểu như sau:
– Thế trận phòng không nhân dân: Đây được coi là tổng thể những yếu tố và các lợi thế toàn diện cả về lực lượng, địa hình, trang thiết bị để có thể tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, đảm bảo phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.
– Địa bàn phòng không nhân dân: Đây được coi là những vị trí trọng yếu hoặc địa bàn cấp huyện nằm trong hệ thống phòng thủ phòng không của tỉnh và quân khu.
– Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân: Đây được coi là tổng hợp của những lực lượng được tổ chức một cách chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân do Ban Chỉ đạo phòng không các cấp lãnh đạo.
2. Nội dung của phòng không nhân dân:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 74/2015/NĐ-CP phòng không nhân dân bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân thời bình bao gồm các nội dung sau:
– Tuyên truyền, giáo dục và xây dựng các kế hoạch về phòng không nhân dân.
– Xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, xử lý tình huống của các lực lượng tham gia công tác phòng không nhân dân.
– Tập trung xây dựng các công trình để phòng tránh, bố trí xây dựng các trận địa phòng không trong khu vực phòng thủ. Đồng thời triển khai các hệ thống thông báo, báo động, trinh sát phòng không nhân dân.
– Xây dựng quy hoạch các đề án, dự án đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng không nhân dân và phòng thủ dân sự và thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về phong không nhân dân.
Thứ hai, đối với hoạt động phòng không nhân dân thời chiến, ngoài những nội dung đã đề cập ở trên, phòng không nhân dân còn bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Tổ chức thực hiện các hoạt động quan sát, trinh sát để thông qua đó phát hiện và thông báo, báo động phòng không nhân dân cũng như diễn biến các trận tiến công bằng đường không của quân địch.
– Phòng, tránh tiến công của địch bằng đường hàng không thông qua các hoạt động nghi binh, ngụy trang, sơ tán, phân tán.
– Chủ động tấn công địch, bảo đảm chiến đấu phòng không nhân dân khi có địch xâm nhập hoặc tiến công bằng đường không.
– Tổ chức khắc phục hậu quả và những thiệt hại do địch tiến công đường không.
3. Quy định về nội dung của công tác phòng không nhân dân
Công tác phòng không nhân dân theo quy định của Nghị định 74/2015/NĐ-CP bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác chuẩn bị phòng không nhân dân được thực hiện cả trong thời bình và thời chiến bao gồm các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 74/2015/NĐ-CP như sau:
Một là, công tác chuẩn bị phòng không nhân dân trong thời bình bao gồm các hoạt động như:
– Thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp và xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng không nhân dân phù hợp với tình hình theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
– Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức phòng không nhân dân gắn với giáo dục quốc phòng, an ninh; huấn luyện chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân, tổ chức diễn tập, luyện tập phòng không nhân dân.
– Tổ chức xây dựng các công trình phòng, tránh trọng điểm, các công trình, dự án, đề án đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến phòng không nhân dân.
– Đối với những khu vực trọng điểm cần tổ chức triển khai trinh sát, thông báo, báo động phòng không và sẵn sàng lực lượng để đánh địch trong trường hợp địch đột nhập, tiến công. Đồng thời bố trí lực lượng chuyên môn để chủ động trong công tác phòng, tránh, sơ tán và khắc phục hậu quả.
Hai là, các nội dung trong công tác chuẩn bị phòng không nhân dân thời chiến bao gồm:
– Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đồng thời, huy động, điều hành các hoạt động của lực lượng phòng không nhân dân đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ.
– Thực hiện các biện pháp nghi binh, ngụy trang, sơ tán, phân tán để phòng, tránh địch tiến công đường không song song với việc triển khai các lực lượng chiến đấu cũng như khắc phục hậu quả trong phòng không nhân dân khi địch tiến công như cứu hỏa, cứu sập, cứu thương.
Thứ hai, công tác xây dựng thế trận phòng không nhân dân với những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 17 Nghị định 74/2015/NĐ-CP như sau:
– Xây dựng hệ thống các đài quan sát, trinh sát, thông báo hoặc báo động phòng không đảm bảo phòng, tránh địch tiến công.
– Bệnh cạnh việc quan sát, thông báo, báo động cần củng cố xây dựng hệ thống trận địa đánh trả khi địch tiến công đường không.
– Xác định các khu vực đáp ứng cho mục đích sơ tán, phân tán, phòng tránh cho cả lực lượng và phương tiện ở từng cấp và những vị trí bảo đảm phục vụ cho phòng không nhân dân trong các căn cứ chiến đấu, hậu phương của khu vực phòng thủ.
– Chú trọng tập trung xây dựng các trận địa để bắn mục tiêu hoặc phục kích khi địch tiến công tại các địa bàn trọng điểm.
Thứ ba, công tác xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân bao gồm các hoạt động trọng điểm quy định tại Điều 18 Nghị định 74/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân toàn diện ở các cấp với sự tham mưu và phối hợp của các cơ quan quân sự và ban ngành địa phương.
– Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân các địa phương theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
Thứ tư, về công tác tuyên truyền phòng không nhân dân: Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 74/2015/NĐ-CP hoạt động này bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
– Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng của cấp mình tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân cho các tầng lớp nhân dân.
– Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác để tuyên truyền về công tác phòng không nhân dân.
– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong tuyên truyền sâu rộng những kiến thức về phòng không nhân dân.
Thứ năm, về công tác huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức diễn tập phòng không nhân dân, đây được coi là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng. Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 74/2015/NĐ-CP, hoạt động này bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Một là, các hoạt động huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn phòng không nhân dân như huấn luyện toàn diện cả về kiến thức, huấn luyện chuyên môn cũng như hoạt động đánh trả khi có địch xâm nhập tiến công bằng đường không.
Hai là, hoạt động tổ chức diễn tập phòng không nhân dân dưới các hình thức diễn tập phòng không nhân dân hoặc diễn tập phòng không kết hợp với diễn tập phòng thủ của các địa phương dưới sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Nội dung diễn tập đa dạng, có thể kể đến như diễn tập chỉ huy – tham mưu các cấp; Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không; Tổ chức ngụy trang, sơ tán, phân tán, phòng tránh; Tổ chức đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không; Tổ chức khắc phục hậu quả.
Thứ sáu, công tác xây dựng công trình phòng không nhân dân, hệ thống trinh sát, báo động phòng không
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 74/2015/NĐ-CP, việc xây dựng công trình, triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân được thực hiện với những công trình trọng điểm như::
– Hệ thống các đài quan sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân.
– Công trình phòng tránh, trú ẩn trọng điểm (hầm trú ẩn cá nhân).
– Vị trí sơ tán, phân tán.
– Công trình ngụy trang, nghi binh.
– Hệ thống các trận địa phòng không đánh địch tiến công hỏa lực đường không, có trận địa chính thức và trận địa dự bị.
Việc thực hiện xây dựng các công trình này được thực hiện trên cơ sở sự chủ trì, phối hợp và triển khai thực hiện giữa Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Xây dựng.
4. Báo cáo triển khai công tác phòng không nhân dân
Chưa có quy định cụ thể.
Trên đây là Báo cáo triển khai công tác phòng không nhân dân mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận