Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Và tất nhiên, nhà kinh doanh online sẽ không bỏ qua cơ hội kiếm tiền từ ngành hàng đang rất được quan tâm này. Tuy nhiên, một thực trạng tiêu cực đã và đang diễn ra đã ảnh hưởng khá lớn đến uy tín và sự tin tưởng của ngành hàng này, đó là những vi phạm: kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không hiệu quả, sản phẩm không có giấy phép. Do đó việc bán thực phẩm chức năng online cũng cần có những giấy phép theo quy định của pháp luật. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của ACC để hiểu rõ hơn các loại giấy phép khi kinh doanh thực phẩm chức năng online nhé.

Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép không?
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là những sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, được sản xuất để hỗ trợ sức khỏe và duy trì chức năng cơ thể. Chúng không phải là thuốc, mục đích sử dụng là để cung cấp chất dinh dưỡng và hỗ trợ, không phải chữa trị bệnh tật. Việc sản xuất và kinh doanh TPCN ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Thực phẩm và các văn bản hướng dẫn khác để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
Để biết thêm về Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không, vui lòng tham khảo: Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không
2. Điều kiện về ngành nghề bán thực phẩm chức năng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện đối với địa điểm cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:
- Đối với cơ sở nhập khẩu phải có kho hoặc khu vực bảo quản riêng phù hợp yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất;
- Việc kinh doanh thực phẩm chức năng trong cơ sở bán lẻ thuốc phải bố trí có khu bày bán riêng, chỉ dẫn khu vực và biển tên đối với thực phẩm chức năng;
- Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm;
- Không bị ngập nước, đọng nước;
- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác;
- Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn;
- Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn;
- Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm;
- Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:
- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo bảo đảm an toàn; được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm; phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Đối với trang thiết bị, dụng cụ sản xuất cơ động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và dễ làm vệ sinh;
- Có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất; có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở;
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
Để biết thêm thông tin về Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép thực phẩm chức năng, vui lòng tham khảo: Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép thực phẩm chức năng
3. Những giấy phép cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng
Tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh muốn kinh doanh thực phẩm chức năng cần có những giấy phép sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.
Như vậy, để được bán thực phẩm chức năng bạn cần có các giấy tờ sau:
- Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
- Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 43/2014/NĐ-CP Quy định về quản lý thực phẩm chức năng
- Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).
=>> Xem chi tiết hơn Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng để biết thêm thông tin.
4. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những bước như sau:
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở);
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật An toàn thực phẩm;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Quy định về công bố đối với thực phẩm chức năng
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm, cụ thể như sau:
"Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định."
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về công bố hợp quy với thực phẩm chức năng như sau:
"Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các điều 4, 5, 7 và 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm."
6. Câu hỏi thường gặp
Bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không?
Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thực phẩm chức năng online cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng. Điều này áp dụng với cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể đã thành lập trước đó.
Thực phẩm chức năng thuộc mã ngành nào?
- MN: 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: sản xuất thực phẩm chức năng.
- MN: 4632: Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: bán buôn thực phẩm chức năng.
- MN: 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm chức năng.
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần có những điều kiện gì?
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng nhập về bán thì ngoài đăng ký mã ngành kinh doanh phẩm chức năng còn phải đáp ứng những điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, điều kiện về thiết bị, dụng cụ. Theo Điều 9 Nghị định 67/2016/NĐ-CP thì điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng Điều 6, Điều 7 Nghị định 67/2016/NĐ-CP điều kiện đối với cơ sở kinh doanh và điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ.
Những cơ sở kinh doanh phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với những sản phẩm nào?
Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về Bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép không? cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Trong quá trình giải quyết vấn đề nếu còn có thắc mắc hay chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với ACC để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận