Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Hiện nay với xu thế hiện đại hóa đất nước và nền công nghiệp 4.0 thì các sàn thương mại điện tử đang phát triển ngày một lớn mạnh và bền vững. Với nhiều lợi ích của việc mua sắm online đã khiến hình thức này dần bén rễ và ăn sâu vào đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, đã có rất nhiều người đặt câu hỏi rằng bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? ở bài viết này, ACC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề đăng ký kinh doanh đối với hình thức bán hàng online như cách để đăng ký, địa điểm đăng ký cũng như chi phí đăng ký kinh doanh bán hàng online. 

I. Đăng ký kinh doanh là gì?

dich-vu-lam-ho-chieu-nhanh-tai-dong-thap
Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh  là quá trình mà các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện để chính thức hóa hoạt động kinh doanh của mình dưới sự quản lý của nhà nước. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch. Trong bài viết là một số quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như dịch vụ mà ACC cung cấp.

II. Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? 

Theo hệ thống pháp luật hiện hành thì việc kinh doanh bán hàng online nói chung không thuộc một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bắt buộc phải đăng ký kinh doanh được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020. Điều đó không có nghĩa có thể tự do bán hàng online để thực hiện việc kinh doanh sinh lời. 

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 1 và Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì "cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh". Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên được hiểu là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể, bao gồm:

"+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác".

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”

Từ những quy định nêu trên cho thấy việc kinh doanh bán hàng online không thuộc một trong các trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, những quy định trên chỉ áp dụng đối với hình thức bán hàng offline (truyền thống), chưa áp dụng đối với hình thức bán hàng online. 

Đồng thời, theo Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT, "các thương nhân/ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, có website cung cấp một trong các dịch vụ:

+ Khuyến mại trực tuyến;

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Đấu giá trực tuyến

Thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh và đăng ký dưới hình thức sàn giao dịch điện tử với Bộ Công thương".

Điều đó có nghĩa cá nhân bán hàng online trực tiếp trên các sàn giao dịch điện tử không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Mà trách nhiệm đăng ký kinh  thuộc về doanh nghiệp vận hành website/ mạng xã hội có chuyên mục mua bán. Tùy vào website mà bạn sẽ được tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ của mình, ví dụ như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon, Taobao, Facebook, Instagram,… 

Mặc dù không phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh nhưng cá nhân kinh doanh bán hàng online vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về thông tin, chất lượng hàng hóa/dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC

III. Đăng ký kinh doanh bán hàng Online ở đâu?

Việc đăng ký kinh doanh bán hàng online chúng ta có thể thực hiện theo nhiều cách và nhiều nơi khác nhau,tuỳ vào nơi mà bạn sinh sống. Để đăng ký kinh doanh bán hàng online chúng ta có thể đăng ký thông qua những địa điểm và những kênh như sau:

- Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh: Tuỳ vào địa điểm, khu vực mà bạn sinh sống để đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại khu vực tỉnh hoặc thành phố mà bạn ở để đăng ký.

- Đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh trực tuyến thông qua địa chỉ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. 

- Đăng ký thông qua dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh: Tại các công ty luật, văn phòng luật sư hoặc các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh. Bạn có thể thuê dịch vụ tư vấn để được hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục cần thiết để hoàn thành quá trình đăng ký kinh doanh.

>>> Ngoài ra, để tham khảo thêm về chi phí cũng như dịch vụ làm giấy phép kinh doanh nhanh trong vòng 05 ngày của Công ty Luật ACC, mời Quý đọc giả xem thêm tại bài viết: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh nhanh trong vòng 5 ngày cùng Công ty Luật ACC.

kinh-doanh-qua-mang-1

IV. Kinh doanh online trên website có cần đăng ký kinh doanh không? 

thiet-ke-hinh-anh-toi-uu-acc-9
Bán hàng online trên website có cần đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh online trên website có cần đăng ký kinh doanh hay không đã và đang là câu hỏi của nhiều người đang kinh doanh hình thức này. Câu trả lời cho câu hỏi này là "có" theo quy định của pháp luật Việt Nam nói chung thì bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đều phải đăng ký kinh doanh nhằm hỗ trợ Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh tế cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các bên liên quan. Bên cạnh đó, việc đăng ký kinh doanh đối với hình thức kinh doanh online trên website còn mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như doanh nghiệp như tạo lòng tin với khách hàng, được công nhận hợp pháp để tham gia các hoạt động kinh doanh một cách chính thức cũng như dễ dàng ký kết các hợp đồng liên quan, vay vốn ngân hàng và mở rộng quy mô kinh doanh hơn.

Việc kinh doanh online trên website yêu cầu bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo từng trường hợp cũng như hình thức kinh doanh online trên các website khác nhau như: Website thương mại điện tử, trang web cung cấp dịch vụ trung gian, trang web kinh doanh nội dung trả phí, website được sử dụng với mục đích quảng cáo và tiếp thị trực tuyến, trang web thành viên hoặc cộng đồng trả phí. 

V. Các khoản phí đăng ký kinh doanh bán hàng online

thiet-ke-hinh-anh-toi-uu-acc-5
Chi phí đăng ký kinh doanh bán hàng online

Đăng ký kinh doanh bán hàng online hiện nay là một yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân và doanh nghiệp muốn hoạt động hợp pháp trên môi trường mạng. Quá trình này bao gồm nhiều loại phí khác nhau, mỗi loại có những quy định và mức phí cụ thể mà người kinh doanh cần phải hiểu rõ. Dưới đây là các khoản phí cụ thể liên quan đến việc đăng ký kinh doanh bán hàng online:

  • Phí đăng ký doanh nghiệp: Đây là khoản phí cơ bản đầu tiên mà bất kỳ ai muốn thành lập doanh nghiệp cần phải đóng. Mức phí này thường dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp (ví dụ: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Khoản phí này bao gồm cả việc đăng ký thông tin doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Phí đăng ký mã số thuế: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các chủ kinh doanh cần phải đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế. Mã số thuế giúp cơ quan chức năng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phí cho việc đăng ký mã số thuế thường không cao, tuy nhiên, đây là bước quan trọng để hợp pháp hóa các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Phí cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ: Đối với các doanh nghiệp có hoạt động bán lẻ, cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ. Mức phí này có thể thay đổi tùy theo địa phương và loại sản phẩm kinh doanh. Khoản phí này bao gồm việc kiểm tra và xác nhận các điều kiện về an toàn, vệ sinh và phòng chống cháy nổ đối với cơ sở kinh doanh.
  • Phí đăng ký website thương mại điện tử: Nếu doanh nghiệp sử dụng website để bán hàng online, cần phải đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương. Mức phí cho việc này thường không quá cao nhưng là bắt buộc để đảm bảo website hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
  • Phí duy trì hoạt động kinh doanh online: Ngoài các khoản phí trên, các doanh nghiệp bán hàng online còn phải chi trả các khoản phí duy trì hoạt động như phí thuê máy chủ, phí duy trì tên miền, phí quảng cáo trực tuyến, và các khoản phí khác liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Các khoản phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Phí dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý: Đối với những doanh nghiệp mới, việc sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý để hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh là rất phổ biến. Các dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Mức phí cho dịch vụ này tùy thuộc vào độ phức tạp của thủ tục và uy tín của công ty cung cấp dịch vụ.

Như vậy, để có thể kinh doanh bán hàng online hợp pháp và hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ và thực hiện đúng các thủ tục, đồng thời chi trả đầy đủ các khoản phí liên quan. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững mà còn tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

VI. Câu hỏi thường gặp

1. Bán hàng online trên website bán hàng cá nhân (website tự tạo) có cần đăng ký kinh doanh không?

Trả lời: Có. Việc bán hàng online trên website bán hàng cá nhân được xem là hoạt động kinh doanh có tổ chức và yêu cầu phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Người bán cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty để được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp.

2. Bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki...) có cần đăng ký kinh doanh không?

Trả lời: Không. Khi bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử, người bán không cần trực tiếp đăng ký kinh doanh mà chỉ cần đăng ký gian hàng trên sàn và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Sàn thương mại điện tử sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý hoạt động kinh doanh của người bán trên nền tảng của họ.

3. Thời gian để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh bán hàng online là bao lâu?

Trả lời: Thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký có thể từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào quy trình và yêu cầu của từng loại hình đăng ký. Thường thì việc đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế có thể mất từ 5-10 ngày làm việc.



Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo