Bản đồ quy hoạch là gì? (Chi tiết 2022)

Bản đồ quy hoạch là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với đời sống xã hội hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng, đủ về khái niệm bản đồ quy hoạch, các loại bản đồ quy hoạch cũng như ý nghĩa của nó. Ở bài viết này, Luật ACC sẽ cùng các bạn trả lời câu hỏi Bản đồ quy hoạch là gì? (Chi tiết 2022) cùng như các nội dung khác liên quan nhé!

1. Bản đồ quy hoạch là gì? 

Theo Luật Quy hoạch đô thị thì: Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với sự phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Ban Do Quy Hoach là gì

Bản đồ quy hoạch là gì? (Chi tiết 2022)

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì sơ đồ, bản đồ quy hoạch được quy định như sau: Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.

Trong Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó”.

Như vậy, tổng quát lại thì Bản đồ quy hoạch đất đai là bản đồ phân chia, xác định quy cách đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý cảnh quan, kiến trúc, bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch tổng thể

Bản đồ quy hoạch là bản đồ mà người xem có thể xem được những khu đất nào được quy hoạch sử dụng cho lợi ích chung của khu vực. Với mục đích mua đất để sử dụng lâu dài hay xây dựng nhà ở thì không nên mua đất nằm trong diện quy hoạch. Vì khi bắt đầu quy hoạch, mọi công trình trên mảnh đất này đều bị gỡ bỏ và thay đổi.

2. Các Loại Bản Đồ Quy Hoạch hiện nay

Các bản đồ quy hoạch có thể có tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung và loại quy hoạch phân khu hay chi tiết.

Hiện tại, có 3 loại bản đồ được sử dụng phổ biến nhất là: bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000.  Mỗi nhiệm vụ quy hoạch sẽ sử dụng một loại bản đồ với tỉ lệ tương ứng hợp với đặc trưng.

Thứ nhất, Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000

Bản đồ này nhằm xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước...

Như vậy Bản đồ 1/5.000 sẽ cung cấp cơ sở gốc để chúng ta xác định được mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân...

Thứ hai, Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000

Nhiệm vụ là để phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng. Bản đồ này sẽ cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Mục đích của nó là định hướng quy hoạch cho một đô thị nhằm quản lý cho cả một khu vực rộng lớn. Ở bản đồ này chưa xác định được chính xác cụ thể bản thiết kế của công trình.

Như đã nói ở trên quy hoạch phân khu sẽ giúp xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung; xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và đánh giá tác môi trường chiến lược. Đồng thời quy hoạch này cũng nhằm xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất.

Đây là quy hoạch liên quan chặt chẽ tới quyền sử dụng đất nên có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

Thứ ba, Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

Bản đồ này là cụ thể chi tiết mọi công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Có thể hiểu bản đồ tỷ lệ 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

Như vậy mỗi loại bản đồ không chỉ khác nhau ở tỷ lệ mà còn khác nhau ở nội dung, ý nghĩa và giai đoạn áp dụng. Người xem cần lưu ý để phân biệt giữa chúng.

3. Bản đồ quy hoạch có ý nghĩa như thế nào? 

Bản đồ quy hoạch là một công cụ hỗ trợ rất lớn cho người mua nhà đất. Nhờ bản đồ quy hoạch, người mua có thể mua đất phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Trường hợp người mua bị lừa mua đất quy hoạch mà không biết thì khi mua nhà đất cần xem kỹ quy hoạch. Nhìn vào bản đồ, người mua sẽ biết được khu đất đó có nằm trong diện quy hoạch hay không. Đối với đất đai trong phạm vi quy hoạch, chủ đất không được tiến hành xây dựng hoặc thực hiện các hoạt động khác trên đất.

Khi sử dụng bản đồ quy hoạch, người xem còn có thể biết được về các thông số xây dựng. Chẳng hạn như chiều cao tối đa và mật độ xây dựng của nhà đất.

Ngoài ra, bản đồ quy hoạch còn công bố diện tích đất sử dụng trong khu quy hoạch. Phần đất còn lại của chủ đất vẫn thuộc về người đó.  Với sự hỗ trợ của bản đồ quy hoạch, các chủ đất trong khu vực có thể dễ dàng nắm bắt được diện tích đất của mình có đang sở hữu có thuộc quy hoạch hay không. Trường hợp chiếm đất ngoài quy hoạch thì chủ đất có quyền khởi kiện.

4. Xem bản đồ quy hoạch như thế nào và ở đâu?

Ở mỗi tỉnh thành hay thành phố đều có riêng một bản đồ quy hoạch cụ thể. Nếu như người mua đất cần xem bản đồ quy hoạch thì chỉ cần làm đơn xin phép lên cơ quan, các cấp ủy quyền có trách nhiệm. Có như vậy thì sẽ được thông qua và cho xem bản đồ quy hoạch. Và người mua sẽ xem được thông tin khu đất hoặc địa phận muốn tìm hiểu. Ngoài ra, một số tỉnh thành sẽ có riêng một website phục vụ cho việc xem bản đồ quy hoạch.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về bản đồ quy hoạch là gì cũng như ý nghĩa chi tiết của từng loại. Luật ACC hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại bản đồ này và có thêm kiến thức để áp dụng trong công việc của mình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo