Phân chia di sản thừa kế không chỉ là một quá trình pháp lý, mà còn là thách thức tâm lý và xã hội đối với những người liên quan. Trong hướng dẫn tổng hợp bài tập phân chia di sản thừa kế có đáp án này, chúng ta sẽ xem xét các bước cơ bản, từ xác định di sản thừa kế đến chia thừa kế theo di chúc và pháp luật. Giải đáp nhiều câu hỏi hóc búa và tình huống thực tế sẽ giúp chúng ta suy nghĩ sâu hơn về những khía cạnh phức tạp của quá trình này. Hãy khám phá cùng chúng tôi những thách thức và giải pháp trong việc phân chia di sản thừa kế.
Bài tập phân chia di sản thừa kế
1. Kinh nghiệm làm bài tập phân chia di sản thừa kế
Các bước làm bài tập phân chia di sản thừa kế
Bước 1: Xác định Di Sản Thừa Kế
Trong quá trình chia thừa kế, bước đầu tiên là xác định rõ di sản thừa kế của người để lại. Điều này bao gồm tất cả các tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ mà người đó để lại sau khi qua đời.
Bước 2: Chia Thừa Kế Theo Di Chúc
1. Người Không Được Thừa Kế Theo Di Chúc
-
Người không được thừa kế theo di chúc là những người bị truất quyền thừa kế theo di chúc.
-
Người bị truất thừa kế cũng bao gồm những người bị tước quyền thừa kế theo điều 621. Tuy nhiên, nếu di chúc đã quy định rõ về hành vi của họ và vẫn cho họ hưởng, thì vẫn được thừa kế.
-
Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng có thể từ chối, trừ khi họ có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thừa kế.
2. Chết Trước Hoặc Cùng Thời Điểm Với Người Lập Di Chúc
Nếu người được chia trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, phần di chúc đó bị vô hiệu. Di sản được chia cho những người này theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Chia Thừa Kế Theo Pháp Luật
1. Xác Định Người Thừa Kế Theo Pháp Luật
Bước này chỉ áp dụng khi phần di sản còn lại sau khi chia theo di chúc chưa được phân phối. Người thừa kế được xác định theo hàng ưu tiên, ưu tiên theo thứ tự từ hàng 1 đến hàng 3.
2. Những Người Không Được Chia Theo Pháp Luật
-
Người bị truất quyền thừa kế.
-
Người bị tước quyền thừa kế theo điều 621.
-
Người từ chối không nhận di sản thừa kế.
-
Đối với người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, nếu không có con thì không chia. Nếu có con, con sẽ hưởng thừa kế vị chung nhau.
3. Tính 2/3 1 STK Cho Người Thuộc Điều 644 BLDS 2015
Những người thuộc điều 644 bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Đối với họ, tính toán 2/3 1 STK để đảm bảo quyền lợi.
4. Nguyên Tắc Rút Bù
-
Cách 1: Sử dụng công thức rút bù, trong đó phần di sản cần rút của mỗi người được tính bằng tỷ lệ phần di sản của họ so với tổng di sản cần rút bù cho tất cả những người thuộc Điều 644.
-
Cách 2: Áp dụng nguyên tắc rút bù bằng cách chia tỷ lệ từ phần di sản của một số người để bù cho những người khác.
Bước 4: Chia Thừa Kế Thế Vị
1. Nguyên Tắc Thừa Kế Thế Vị (Điều 652 BLDS 2015)
Trong trường hợp người con chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu đã được hưởng nếu còn sống. Nguyên tắc này áp dụng khi di chúc bị vô hiệu và di sản được chia theo pháp luật.
2. Vẽ Sơ Đồ Phả Hệ
Vẽ sơ đồ phả hệ giúp xác định người thừa kế theo pháp luật, giúp tránh bỏ sót người thừa kế và là bước quan trọng trong quá trình chia thừa kế.
2. Tổng hợp một số bài tập phân chia di sản thừa kế
BÀI TẬP 1
Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Người con và mẹ tưởng sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con.
Hỏi:
- Nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không?
- Người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?
Lời giải tham khảo:
Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1, Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.
Theo quy định tại điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lại.
BÀI TẬP 2
Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X
2. C chết trước A . D chết sau A (chưa kịp nhận di sản )
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Lời giải tham khảo
Di sản ông A để lại là 900 triệu.
1. Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.
A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất ⅔ suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).
Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.
A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu. Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo điều 652 BLDS 2015). D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.
Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.
Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo điều 619 BLDS 2015). Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.
Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.
BÀI TẬP 3
Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C.
- A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết.
- Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại.
- Không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X & Ô A?
Theo dữ kiện bài ta thấy:
- Năm 1959 ông A chung sống như vợ, chồng với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
- Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.
- Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T. Tài sản của ông A và bà B có được là 500 triệu Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6 = 41,6 triệu.
=> Bà B = bà C = 2/3 (250/6) = 27,7 triệu.
=> Tài sản của anh T còn lại là 250 – (27,7×2) = 194,6 triệu.
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi.
BÀI TẬP 4
Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?
Theo đề bài ta thấy:
- Tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu.
- Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.
- Ông A để lại cho bà B 100 triệu.
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.
=> Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33
=> Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.
BÀI TẬP 5
- Ông thịnh có tài sản riêng là 220 triệu đồng và có tài sản chung với bà nguyệt( căn nhà bà nguyệt và các con đang sống) trị giá 140tr đồng.
- Hòa và Thuận có tài sản chung là 120tr đồng.
- Xuân và thu có tài sản chung là 100tr.
Hãy phân chia di sản của ông Thịnh.
– Tổng tài sản của Hòa có 120:2=60tr sẽ để lại cho Thịnh = mẹ của Hòa = Thuận = Thảo = 60:4 = 15tr mà bà mẹ kế là Nguyệt không được thừa kế vì theo điều 654 BLDS 2015 chưa có quan hệ như mẹ con.
– Thịnh xem con riêng của Nguyệt như con mình, chăm sóc, cho ăn học đây là mối quan hệ giữa con
riêng với bố dượng theo điều 654 BLDS 2015, thì Xuân và Hạ xem như trong hàng thừa kế thứ nhất.
– Ông Thịnh không để lại di chúc.
– Tổng tài sản ông Thịnh là 220 + 140:2 + 15(của Hòa) = 305 triệu
– Vậy những người thừa kế của ông Thịnh gồm 7 người : Nguyệt = Xuân = Hạ = Tuyết = Lê = Hòa (Thảo Kế vị) = Bình = 305:7 = 43.57 triệu.
– Tổng tài sản Xuân có 43.57 + 100:2= 93.57tr sẽ để lại cho Nguyệt = Thu = Đông = 93.57:3 = 31.19 triệu.
Suy ra:
- Nguyệt = 140:2+43.57+31.43=145 triệu
- Hạ = 43.57 triệu
- Thu = 100:2+31.19=81.19 triệu
- Đông = 31.19 triệu
- Tuyết = 43.57 triệu
- Lê = 43.57 triệu
- Bình = 43.57 triệu
- Thuận = 120:2+15=75 triệu
- Thảo = 15+43.57=58.57 triệu
- Mẹ của Hòa = 15 triệu
BÀI TẬP 6
Bài tập phân chia di sản thừa kế - Bài tập 6
Du và Miên là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Hiếu – 1982, Thảo và Chi sinh đôi – 1994. Do bất hòa, Du và Miên đã ly thân, Hiểu ở với mẹ còn Thảo và Chi sống với bố. Hiếu là đứa con hư hỏng, đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi, sau 1 lần gây thương tích nặng cho mẹ, hắn đã bị kết án. Năm 2007 Bà Miên mất, trước khi chết bà miên có để lại di chúc là cho trâm là e gái 1 nửa số tài sản của mình. Khối tài sản chung của Du và Miên là 790 triệu:
1. Chia thừa kế trong trường hợp này
2. Giả sử cô Trâm khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ phân chia thế nào.
Ta có: tài sản của bà miên = 790/2 = 395 triệu.
- Do Hiếu bị tước quyền thừa kế nên những người thừa kế theo pháp luật của bà Miên gồm: ông Du, Thảo, Chi
- Chia theo di chúc: Trâm = 395/2 = 197.2 triệu còn lại là 197.2 triệu không được định đoạt trong di chúc
=> Chia theo pháp luật như sau: Ông Du = Thảo = Chi = 197.2/3 = 65.8 triệu.
- Giả sử toàn bộ tài sản được chia theo pháp luật: 1 suất thừa kế theo pháp luật = 395/3= 131.67 triệu.
=> 1 suất thừa kế bắt buộc là = 131.67 * 2/3 = 87.78 triệu.
Vậy:
- Ông Du = Thảo = Chi = 87.7 triệu.
- Trâm = 131.66 triệu.
BÀI TẬP 7
A, B kết hôn năm 1950 có 4 con chung C,D,E,F. Vào năm 1957, A – T kết hôn có 3 con chung H,K,P. Năm 2017, A, C qua đời cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm C qua đời anh đã có vợ và 02 con G,N. Sau khi A qua đời để di chúc lại cho C ½ di sản, cho B,T mỗi người ¼ di sản. Sau khi A qua đời B kiện đến tòa xin được hưởng di sản của A. Tòa xác định tài sản chung A,B=720tr, A,T= 960tr. Chia thừa kế trong trường hợp trên?
Lời giải tham khảo:
Ông A mất năm 2017, di sản A để lại là 840tr (trong đó: 360tr trong khối tài sản chung với bà B + 480tr trong khối tài sản chung với bà T).
- Do cuộc hôn nhân của ông A với bà B, ông A với bà T được xác lập trước thời điểm Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (13/01/1960 ở miền Bắc, 25/03/1977 ở miền Nam)
=> Việc có nhiều vợ, nhiều chồng không trái pháp luật (được coi là hợp pháp).
- Ông A mất để lại di chúc cho C ½ di sản (=420 triệu); B,T mỗi người ¼ di sản (B=T= 210 triệu).
- Do C chết cùng thời điểm với A nên phần di chúc A để lại cho C không có hiệu lực pháp luật (điều 643, 619 BLDS 2015) và được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015).
=> Theo đó, B, C, D, E, F, T, H, K, P là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A, mỗi người một phần bằng nhau là 52,5 triệu (C đã mất nên con của C là G, N là người được hưởng thừa kế thế vị của C (điều 652).
- Ông A chết cùng thời điểm với C nên ông A không được hưởng thừa kế của C (điều 619 BLDS 2015).
- Nếu C chết không để lại di chúc thì di sản mà C để lại được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
BÀI TẬP 8
Hãy chia tài sản thừa kế trong trường hợp sau.
Ông A và bà B kết hôn năm 1950 là có bốn người con chung là C, D, E, F. Vào năm 1959 ông A kết hôn với bà T, và có ba người con chung là H, K, P. Tháng 3 năm 2007 ông A và anh C chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm anh C qua đời anh đã có vợ là M và hai con là G và N. Ông A qua đời có để lại di chúc cho anh C 1/2 di sản, cho bà B và T mỗi bà 1/4 di sản. Biết tài sản chung hợp nhất của A và B là 720 triệu đồng, của A và T là 960 triệu đồng. (Hôn nhân của ông A với bà T là hợp pháp)
Lời giải tham khảo:
Di sản của ông A là: 360 + 480 = 840 triệu.
Theo di chúc: bà B = bà T = 840/4 = 210
Do C chết cùng lúc với ông A nên C không được hưởng phần di sản mà ông A định đoạt trong di chúc là 1/2 di sản mà phần di sản còn lại sẽ chia theo pháp luật.
Người thừa kế theo pháp luật của ông A là: B, C (G và N thế vị), D, E, F, R, H, K, P
Di sản còn lại: 420 triệu.
=> Mỗi người được hưởng: 420/9 = 46,67 triệu.
BÀI TẬP 9
Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định đoạt số tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ ruột của ông. Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng – 20 tuổi, là con của ông với vợ là bà Nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam không được làm di chúc. Ngoài ra, ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chết), nhưng do nghi ngờ Hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông Nam không nhắc đến Hải.
Hãy phân chia tài sản của ông Nam, giả sử tháng 2 năm 2017, ông Nam chết.
Lời giải tham khảo:
Di sản ông Nam để lại là: 200 triệu + 1/2 giá trị căn nhà của ông Nam, bà Nguyệt.
Giả sử: Di chúc ông Nam để lại là hợp pháp => Hoàng được hưởng 200 triệu.
- ½ giá trị căn nhà là di sản ông Nam để lại chưa được định đoạt nên sẽ được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015). Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông Nam gồm: bà Nguyệt, Hoàng, Hải.
- Khi chia theo pháp luật phần di sản (căn nhà) được chia nếu bà Nguyệt, Hải không được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ trích ra từ phần mà Hoàng được hưởng để đảm bảo cho Hải, bà Nguyệt được hưởng 2/3 suất thừa kế nếu di sản (toàn bộ di sản) được chia theo pháp luật.
BÀI TẬP 10
Năm 1992, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C. Năm 2015, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được con là K & D. Tháng 3/2017 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Quaquá trình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.
Lời giải tham khảo:
Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:
- Tài sản riêng của ông A là 200 triệu.
- Tài sản chung của ông A và B là 100 triệu.
=> Di sản của ông A là 200 + (100/2) = 250 triệu.
Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250 – 40 = 210 triệu.
Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm bà B, M, N và C: 210/4 = 52,5 triệu
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Làm thế nào để xác định di sản thừa kế?
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ di sản thừa kế của người để lại, bao gồm tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ.
Câu 2: Ai không được thừa kế theo di chúc?
Người không được thừa kế theo di chúc là những người bị truất quyền thừa kế, tước quyền thừa kế theo điều 621, hoặc từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, nếu di chúc quy định rõ về họ và vẫn cho họ hưởng, họ có thể được thừa kế.
Câu 3: Bước nào áp dụng khi di chúc đã chia?
Nếu phần di sản còn lại sau khi chia theo di chúc, bước 3 sẽ xác định người thừa kế theo pháp luật, ưu tiên từ hàng 1 đến hàng 3.
Câu 4: Nguyên tắc Rút Bù được áp dụng như thế nào?
Có 2 cách rút bù: sử dụng công thức rút bù hoặc áp dụng nguyên tắc rút bù bằng cách chia tỷ lệ từ phần di sản của một số người để bù cho những người khác.
Nội dung bài viết:
Bình luận