Bác sĩ có được mở quầy thuốc không? (Cập nhật 2024)

I. Điều kiện về cơ sở vật chất để mở quầy thuốc

Đối với cơ sở bán buôn thuốc: Công ty/doanh nghiệp đầu tư muốn kinh doanh dược phẩm cần có: kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, địa điểm, các phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Đối với cơ sở bán lẻ thuốc, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Chủ đầu tư muốn kinh doanh dược phẩm cần có khu vực và trang thiết bị bảo quản, địa điểm, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, lưu ý đối với trường hợp cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 69 của Luật Dược 2016 này.

II. Điều kiện về nhân sự để mở quầy thuốc

Đối với cơ sở bán buôn thuốc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn cần phải có 2 điều :

- Thứ nhất là bằng Tốt nghiệp đại học ngành dược

- Thứ hai là có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp và chứng chỉ hành nghề dược

Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Dưới đây chúng tôi sẽ chia làm 2 cột:

  Cơ sở bán: Nhà thuốc Cơ sở bán: Quầy thuốc
Người chịu trách nhiệm kinh doanh về dược Cần phải thỏa điều kiện về bằng cấp như sau:
  • Có bằng Tốt nghiệp Đại học ngành Dược hay còn gọi là Dược sĩ
  • Có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp theo quy định
Cần phải thỏa điều kiện về bằng cấp như sau:
  • Có bằng Tốt nghiệp Đại học ngành Dược hay còn được gọi là Dược sĩ
  • Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng chuyên ngành dược
  • Có bằng tốt nghiệp Trung cấp ngành dược

Trường hợp nếu người nước ngoài hành nghề kinh doanh dược tại Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì điều kiện kinh doanh: 

  • Đối với trường hợp này khi muốn đăng ký giấy phép kinh doanh cần thỏa mãn các điều kiện dựa theo Điều 13 của Luật Dược
  • Sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải đáp ứng yêu cầu đã ban hành.
220916-phong-kham-chuyen-khoa-1

Bác sĩ có được mở quầy thuốc không? (Cập nhật 2023)

 

III. Bác sĩ có được mở quầy thuốc không?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009: “Được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.” Do đó bác sĩ muốn hành nghề dược phải được cả chứng chỉ hành nghề dược thì mới có quyền hành nghề trong phạm vi các chứng chỉ chuyên môn đã cấp.
Theo khoản 2 Điều 18 Luật Dược 2016: “Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.”
Theo điểm a khoản 6 Điều 20 Nghị định 54/2017/NĐ-CP: “Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;”
Như vậy, điều kiện cần thiết bao gồm:
– Văn bằng chuyên môn:
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược;
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.
– 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Thực hành một trong các nội dung chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.

Vậy, nếu bác sĩ có đủ các điều kiện về bằng cấp, thời gian thực hành, nội dung chuyên môn thực hành theo các quy định đã nêu thì vẫn được mở quầy thuốc nhé các bạn. Tùy theo địa điểm kinh doanh mà mức độ văn bằng chuyên môn phải tuân thủ những điều kiện ràng buộc khác. Ở các vùng miền thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì điều kiện chuyên môn sẽ thấp hơn, chế độ ưu đãi nhiều hơn so với các địa bàn trung tâm nhằm khuyến khích nhân viên y tế tình nguyện đến các địa bàn khó khăn, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

IV. Hồ sơ thủ tục mở quầy thuốc

1. Đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược

Về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược;

- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác, nếu là cán bộ, công chứng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày cấp.

- Giấy tờ chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định;

- Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định;

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước có công chứng hoặc chứng thực.

- Giấy cho phép hành nghề ngoài giờ của thủ trưởng cơ quan nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức nhà thuốc.

- 02 ảnh chân dung cỡ 4cmx6cm của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ.
Cơ quan chịu trách nhiệm xét duyệt hồ sơ: Sở Y tế
Lệ phí: Để thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược 300.000đ/lần thẩm định.

2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Một bộ hồ sơ cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của Dược sĩ chủ nhà thuốc.

- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;

Thời hạn giải quyết: 5 ngày kể từ ngàng nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ

Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh của UBND Quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

- Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Cơ quan thực hiện: Sở Y tế

Lệ phí: Không

2020-12-07-10-53-img-4083

Bác sĩ có được mở quầy thuốc không? (Cập nhật 2023)

 

V. Dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh thuốc của Luật ACC

Khi đến với ACC, quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở vật chất,…đáp ứng đủ điều kiện mở nhà thuốc tư nhân
  • Soạn hồ sơ thủ tục mở nhà thuốc tư nhân
  • Đại diện doanh nghiệp giao dịch, tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có.

Bên cạnh đó, những lý do mà quý khách hàng nên chọn dịch vụ của ACC về xin giấy phép đăng ký kinh doanh nhà thuốc như:

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định pháp luật do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn
  • Luôn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục từ thành lập đến thủ tục thuế, bảo hiểm, lao động liên quan và các vấn đề khác liên quan đến thành lập nhà thuốc
  • Hỗ trợ giao kết quả tận nơi mà quý khách hàng không cần phải mất thời gian cho việc đi lại
  • Cam kết đúng quy định và luôn đảm bảo hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu.

VI. Mọi người cũng hỏi

1. Có bằng trung cấp dược có được mở quầy thuốc không?

Có. Theo đó thì người có bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc.

2. Chi phí để mở nhà thuốc có tốn kém lắm không?

Chi phí để mở quầy thuốc tây ban đầu tối thiểu từ 100 - 200 triệu.

3. Được mở quầy thuốc ở đâu?

- Xã, thị trấn;

- Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo