7 quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một tài liệu pháp lý quan trọng cho mỗi doanh nghiệp.  Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và an toàn cho tất cả các bên liên quan, có một số quy định cụ thể về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần tuân thủ. Hãy cùng ACC  điểm qua 7 quy định cơ bản về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì và tầm quan trọng của chúng.

I. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

7-quy-dinh-ve-giay-chung-nhan-dang-ky-kinh-doanh-la-gi
7 quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 15, điều 4, Luật doanh nghiệp 2020 về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

" 15. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp "

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bằng bằng giấy hoặc điện tử, ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

II. 07 quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ tại điều 27 luật doanh nghiệp 2020, quy định về doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Trường hợp, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Bước 1: Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

4. Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 28, Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

5. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ có mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau:

6. Thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định tại điều 33, 34 Luật doanh nghiệp 2020:

Thời hạn đăng ký thay đổi:

  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục đăng ký thay đổi:

  • Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với từng trường hợp cụ thể được quy định từ Điều 47 đến Điều 55, từ Điều 61 đến Điều 64 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
  • Thủ tục đăng ký thay đổi theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài

Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực.

Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.

7. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây: Căn cứ theo quy định tại điều 212 luật doanh nghiệp 2020

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thành lập;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

III. Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 28, Luật doanh nghiệp 2020 quy định: 

" Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân."

>> Tham khảo thêm tại Hồ sơ, quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

IV. Ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không chỉ là một tài liệu pháp lý thông thường. Đó là một giấy tờ chứng minh được cấp bởi cơ quan hành chính công Nhà nước, xác nhận rằng tổ chức kinh doanh đã được thành lập và hoạt động hợp pháp. Khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận này, nó đánh dấu sự chuyển đổi đáng kể trong tư cách của tổ chức kinh doanh từ một cá nhân hoặc một ý tưởng kinh doanh sang một thực thể pháp lý độc lập và có quyền và nghĩa vụ riêng biệt. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tham gia vào các giao dịch kinh doanh, ký kết hợp đồng, và thực hiện các hoạt động pháp lý khác như một thực thể độc lập.

dang-ky-giay-chung-nhan-dang-ky-kinh-doanh-1

V. Câu hỏi thường gặp

1. Có những trường hợp nào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị thu hồi?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị thu hồi trong các trường hợp như vi phạm pháp luật, không đáp ứng yêu cầu báo cáo hoặc hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

2. Có thể thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?

Có, doanh nghiệp có thể yêu cầu thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua các thủ tục và biểu mẫu được quy định.

3. Có cần phải trả phí khi đăng ký doanh nghiệp và nhận giấy chứng nhận không?

Thường thì việc đăng ký doanh nghiệp và nhận giấy chứng nhận đều đòi hỏi việc trả một khoản phí cố định hoặc biến động tùy theo quy định của cơ quan đăng ký và loại hình doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo