Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu gạo, thương nhân cần lưu ý một số vấn đề. Việc kinh doanh nhập khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, thương nhân khi tham gia vào hoạt động này cần đáp ứng các quy định nhất định. Pháp luật quy quy định rất chặt chẽ trong việc xin giấy phép nhập khẩu gạo. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo
1. Điều kiện để được cấp giấy phép nhập khẩu gạo
Để nhập khẩu gạo thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện:
- Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng để chứa gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thương nhân kinh doanh nhập khẩu gạo như nêu trên, để thực hiện được thủ tục hải quan nhập khẩu gạo, thương nhân cần tiến hành:
- Bước 1: Xin cấp Giấy phép nhập khẩu gạo
- Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan.
2. Thủ tục nhập khẩu gạo
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai nhập khẩu gạo theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
- Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên
- Nhập khẩu gạo, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan
- Nhập khẩu gạo không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
- Giấy phép nhập khẩu gạo đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu gạo, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu gạo;
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với nhập khẩu gạo
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ gạo (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
- Nhập khẩu gạo từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
- Hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
3. Dịch vụ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo của Công ty Luật ACC
- Khi sử dụng dịch vụ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo của Công ty Luật ACC, bạn sẽ nhận được sự nhiệt huyết cũng như hài lòng về sự chuyên nghiệp của chúng tôi.
- Trong quá trình sử dụng dịch vụ, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn bất kỳ thắc mắc nào của bạn. Chúng tôi luôn hoàn thành hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, giúp việc nhập khẩu đi vào hoạt động sớm nhất có thể.
- Bên cạnh đó, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo của Công ty Luật ACC luôn có một đội ngũ chuyên viên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn luôn cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng, kịp thời.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu gạo là khi nào?
Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 (mười) ngày làm việc.
4.2 Thời hạn nộp tờ khai hải quan là bao nhiêu lâu?
Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu gạo hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận