Giấy chứng nhận gia nhập Chuỗi An Toàn Thực phẩm

Chuỗi thực phẩm an toàn thực phẩm với mục đích giám sát và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm các loại nông sản. Chứng nhận này là một minh chứng cho các nhà sản xuất trong việc cung ứng, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận này, các doanh nghiệp phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn luật định về chất lượng cũng như hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng toàn diện. Trong đó, các cơ sở phải được cấp Giấy chứng nhận VietGAP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết có Quý khách về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận gia nhập chuỗi an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Gia Nhập Chuỗi An Toàn Thực Phẩm
Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Gia Nhập Chuỗi An Toàn Thực Phẩm

1. Cơ sở pháp lý cấp giấy chứng nhận gia nhập chuỗi an toàn thực phẩm

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Nghị định số NĐ 15/2018 – CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận gia nhập chuỗi an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu (tra cứu trên google, hay trực tiếp đến bộ phận một cửa đề xin mẫu)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
    • Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ
    • Điều kiện về cơ sở vật chất
    • Điều kiện về con người
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; (lưu ý đối với bản này phải có bản sao và giấy xác nhận cơ sở, đối với giấy khám sức khỏe thì phải đảm bảo trong vòng sáu tháng trước khi nộp hồ sơ)
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Hồ sơ xin chứng nhận chuỗi an toàn thực phẩm

  • Giấy đề nghị đăng ký tham gia chuỗi thực phẩm an toàn
  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với sản phẩm là thành phẩm
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp.
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp theo quy định của bộ y tế.
  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất thực phẩm
  • Sơ đồ mặt bằng cơ sở
  • Bản mô tả quy trình sản xuất
  • Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên thì các bạn tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của chi cục an toàn thực phẩm.
    • Chi cục an toàn thực phẩm thì mỗi tình và thành phố sẽ có mỗi một chi cục ví dụ như ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có chi cục an tòn thực phẩm của Tp. Hồ Chí Minh còn ở các tỉnh khác cũng tương tự như vậy. Như vậy tùy theo mỗi địa bàn khác nhau mà các bạn có thể tham khảo trên google để biết rõ địa chỉ để nộp hồ sơ.
  • Trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xem xét nội dung của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lề thì cơ quan có thẩm quyền sẽ báo thời gian thẩm định tại cơ sở. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì thông báo đến cơ sở để bổ xung.
  • Nếu kết quả thẩm định đạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ 25 đến 35 ngày. Nếu kết quả không đạt thì cơ sở tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận gia nhập chuỗi an toàn thực phẩm

Chuỗi cung ứng thực phẩm kết nối giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:

- Cơ sở sản xuất ban đầu (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác/nuôi trồng thủy sản) cần phải có chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận GAP hoặc tương đương. Đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, họ cần ký cam kết tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển (đến cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng) cần phải có chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng cần phải có chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng sẽ được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm phải đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

Đối với doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến kinh doanh cho người tiêu dùng:

- Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại giai đoạn sản xuất sản phẩm cuối cùng trước khi cung cấp thực phẩm ra thị trường.

- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng sẽ được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định, và kết quả kiểm nghiệm phải đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

4. Một số lưu ý đối với chứng nhận cơ sở đủ điêu kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Khi tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện các hoạt động, sản xuất khinh doanh thực phẩm thì bắt buộc phải thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm, nếu không tùy vào mức độ mà tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý cảnh cáo hoặc đóng cửa hoặc có thể bị xử phạt hành chính lên đến 200 tr đồng được quy định cụ thể tại nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
  • Về thời hạn có nhiều bạn cho rằng giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn vĩnh viễn, tuy nhiên theo pháp luật hiện hành thì nó chỉ có thời hạn 3 năm thôi. Bởi vì sau ba năm thì sẽ có nhiều thay đổi trong cơ sở kinh doanh như số lượng nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, quy mô nhà hàng cũng thay đổi.
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm chỉ có hiệu hiệu lực riêng biệt với từng cơ sơ, tức là một công ty có thể có nhiều chuỗi cửa hàng, chi nhánh thực hiện kinh doanh chế biến thực phẩm. Vì vậy ở mỗi chi nhánh bạn phait thực hiện xin những giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

5. Dịch vụ ACC có lợi ích gì?

Tự hào là đơn vị hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

 6. Câu hỏi thường gặp:

1. Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn có tác dụng như thế nào?

Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn là minh chứng cho việc cơ sở sản xuất thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, giúp tăng cường niềm tin từ người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

2. Cơ sở nào cần phải có giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn?

Các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm cần phải có giấy chứng nhận này để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

3. Tại sao cần có giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn? 

Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn cần thiết để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, tăng uy tín cho thương hiệu, mở rộng thị trường và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

4. Có những loại giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn nào và khác nhau như thế nào?
 
Có nhiều loại giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn như ISO 22000, HACCP, GAP, GMP, và BRC, mỗi loại tập trung vào các khía cạnh cụ thể của an toàn thực phẩm như quản lý, sản xuất, hoặc nông nghiệp. 
 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1105 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo