Với chính sách khuyến khích đầu tư đầu tư nguồn vốn FDI của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, những năm gần đây, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất lớn, đa dạng về lĩnh vực… tạo nhiều việc làm cho người dân, là đòn bẩy cho kinh tế một số địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Quy định về vốn đầu tư doanh nghiệp FDI.
Quy định về vốn đầu tư doanh nghiệp FDI
1. Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh. Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hiện nay doanh nghiệp FDI được chia thành:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Trong thời đại kinh tế hội nhập, doanh nghiệp FDI trở thành loại hình khá phổ biến trên thế giới gồm cả Việt Nam. Việt Nam cũng nhờ loại hình này mà tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực hóa chất, khai thác dầu khí, điện tử và viễn thông.
Có thể kể đến một số đặc điểm của doanh nghiệp FDI:
- Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:
- Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.
Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Hình thức doanh nghiệp:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
- Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.
- Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.
Để tìm hiểu về cách thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI mới nhất 2023.
2. Các đặc điểm của FDI
Các công ty xem xét đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chỉ xem xét các công ty ở các nền kinh tế mở cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao và triển vọng tăng trưởng trên mức trung bình cho nhà đầu tư. Quy định nhẹ của chính phủ cũng có xu hướng được đánh giá cao
. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường vượt ra ngoài đầu tư vốn. Nó có thể bao gồm cả việc cung cấp quản lý, công nghệ và thiết bị. Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nó thiết lập sự kiểm soát hiệu quả đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc ít nhất là ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của họ. Vào năm 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, theo Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.
Tổng vốn đầu tư toàn cầu 859 tỷ USD so với 1,5 nghìn tỷ USD của năm trước đó. Và, Trung Quốc đã đánh bật Mỹ vào năm 2020 khi đứng đầu về tổng vốn đầu tư, thu hút 163 tỷ USD so với đầu tư 134 tỷ USD vào Mỹ. Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm “mua bán và sáp nhập, xây dựng cơ sở mới, tái đầu tư lợi nhuận thu được từ các hoạt động ở nước ngoài và các khoản cho vay trong nội bộ công ty”.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ để chỉ việc xây dựng cơ sở mới và lợi ích quản lý lâu dài (10% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. FDI là tổng vốn tự có, vốn dài hạn và vốn ngắn hạn được thể hiện trong cán cân thanh toán. FDI thường bao gồm việc tham gia quản lý, liên doanh, chuyển giao công nghệ và chuyên môn. Nguồn vốn FDI là vốn FDI ròng tích lũy (tức là FDI ra nước ngoài trừ FDI vào) trong một khoảng thời gian nhất định.
Đầu tư trực tiếp không bao gồm đầu tư thông qua mua cổ phần (nếu việc mua đó dẫn đến việc nhà đầu tư kiểm soát dưới 10% cổ phần của công ty). FDI, một tập hợp con của các chuyển động yếu tố quốc tế, được đặc trưng bởi việc kiểm soát quyền sở hữu đối với một doanh nghiệp kinh doanh ở một quốc gia bởi một thực thể có trụ sở tại một quốc gia khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân biệt với đầu tư danh mục đầu tư nước ngoài, một hình thức đầu tư thụ động vào chứng khoán của một quốc gia khác như cổ phiếu công và trái phiếu, bởi yếu tố “kiểm soát”.
Theo Financial Times, “Các định nghĩa tiêu chuẩn về quyền kiểm soát sử dụng ngưỡng 10% cổ phần có quyền biểu quyết được thống nhất quốc tế, nhưng đây là một vùng xám vì thường một khối cổ phiếu nhỏ hơn sẽ trao quyền kiểm soát trong các công ty nắm giữ rộng rãi. Hơn nữa, quyền kiểm soát công nghệ, quản lý , ngay cả những đầu vào quan trọng cũng có thể trao quyền kiểm soát trên thực tế. “
Lưu ý: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm mở công ty con hoặc công ty liên kết ở nước ngoài, mua cổ phần chi phối trong một công ty nước ngoài hiện có hoặc bằng cách sáp nhập hoặc liên doanh với một công ty nước ngoài. Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ngưỡng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài xác lập lợi ích chi phối là tỷ lệ sở hữu tối thiểu 10% trong một công ty có trụ sở ở nước ngoài. Định nghĩa đó là linh hoạt. Có những trường hợp mà quyền kiểm soát hiệu quả trong một công ty có thể được thiết lập bằng cách mua ít hơn 10% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.
3. Vốn FDI là gì?
Vốn FDI là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, nguồn vốn này có được từ hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Viết tắt FDI của cụm từ tiếng anh là Foreign Direct Investment.
4. Hoạt động đầu tư của FDI
Hiện nay, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
5. Quy định về vốn đầu tư doanh nghiệp FDI
Hiện nay, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
6. Công ty tư vấn ACC
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Dịch vụ tư vấn về nguồn vốn FDI. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
7. Một số câu hỏi thường gặp
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPKD cho Doanh Nghiệp FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá?
Sở Công Thương nơi Doanh Nghiệp FDI đặt trụ sở chính sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp GPKD cho hoạt động mua bán hàng hoá.
Trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan cấp GPKD sẽ hỏi thêm ý kiến Bộ Công Thương và Bộ quản lý.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có phải kiểm toán bắt buộc?
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Kiểm toán độc lập có quy định rằng báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Việc kiểm toán giúp công khai, minh bạch báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện thủ tục cấp GPKD cùng lúc với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được không?
Thành phần hồ sơ xin cấp GPKD thường yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục xin cấp GPKD.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quy định về vốn đầu tư doanh nghiệp FDI. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận