Vậy tự công bố sản phẩm mật ong là gì, việc tự công bố sản phẩm mật ong cần điều kiện gì? Thủ tục tự công bố sản phẩm mật ong được thực hiện như thế nào? Nếu Quý bạn đọc có các thắc mắc trên vậy đừng bỏ qua bài viết này; bởi Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến Quý bạn đọc đầy đủ và chi tiết về thủ tục tự công bố sản phẩm mật ong. Giúp bạn có thêm thông tin pháp lý quan trọng trong quá trình tự công bố sản phẩm mật ong. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những thông tin quan trọng về dịch vụ tự công bố sản phẩm mật ong dưới khía cạnh pháp lý và thực tiễn.
Thủ tục tự công bố sản phẩm mật ong [Chi tiết nhất]
1. Tự công bố sản phẩm mật ong là gì?
Tự công bố sản phẩm mật ong là công việc bắt buộc được quy định theo Luật an toàn thực phẩm, là việc tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tự công bố về các thông tin về chất lượng của các sản phẩm mật ong ra công chúng mà không cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm.
Để biết thêm về việc công bố chất lượng sản phẩm mật ong, vui lòng tham khảo tại đây!
2. Yêu cầu của việc tự công bố sản phẩm mật ong
Theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự công sản phẩm mật ong phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, sản phẩm mật ong đã được chế biến thành phẩm và được bao gói sẵn. Sản phẩm từ mật ong không thuộc trường hợp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement), thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food), thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) hoặc sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Thứ hai, sản phẩm mật ong đã được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
3. Hồ sơ tự công bố sản phẩm mật ong
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự tự công bố sản phẩm mật ong theo Mẫu;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Để biết thêm thông tin về việc dán nhãn cho mật ong, vui lòng tham khảo tại đây!
4. Quy trình tự công bố sản phẩm mật ong
Quy trình tự công bố sản phẩm mật ong được thực hiện như sau:
Bước 1: Công bố Sản phẩm
- Tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của mình, hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
- Đăng ký công bố sản phẩm trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. Nếu hệ thống này chưa có, tổ chức, cá nhân phải nộp 01 bản hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
- Cơ quan quản lý nhà nước sẽ lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân cùng tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ hai cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm, hồ sơ chỉ cần nộp tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Các lần tự công bố tiếp theo phải nộp tại cơ quan đã chọn trước đó.
Bước 2: Sản xuất và Kinh doanh Sản phẩm
- Ngay sau khi thực hiện công bố sản phẩm, tổ chức hoặc cá nhân có quyền bắt đầu sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Họ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn của sản phẩm.
- Hồ sơ tự công bố phải được trình bày bằng tiếng Việt. Nếu tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài, cần phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Các tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm công bố.
- Nếu có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, hoặc thành phần cấu tạo, tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện công bố lại sản phẩm. Đối với các thay đổi khác, tổ chức hoặc cá nhân phải thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Để biết thêm về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho mật ong, vui lòng tham khảo tại đây!
5.Mọi người cũng hỏi liên quan đến dịch vụ tự công bố sản phẩm mật ong
Tự công bố sản phẩm mật ong sẽ phải công bố những thông tin gì?
Những thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Những sản phẩm nào không được tự công bố sản phẩm?
Những sản phẩm không được tự công bố bao gồm: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi., phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Chi phí dịch vụ công bố sản phẩm là bao nhiêu?
Chi phí bào gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ pháp lý. Phí dịch vụ pháp lý tại ACC là tối ưu trên thị trường,
Có phải sản phẩm nào cũng phải công bố sản phẩm?
Tất cả các sản phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm đều phải được công bố.
Dịch vụ tự công bố sản phẩm mật ong ở đâu tốt nhất?
ACC Group tự tin rằng, dịch vụ tự công bố sản phẩm mật ong của công ty hiệu quả với mức giá tối ưu trên thị trường.
Nội dung bài viết:
Bình luận