Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là một cơ quan quan trọng trong việc cấp, quản lý và sử dụng lý lịch tư pháp. Để đáp ứng nhu cầu cấp lý lịch tư pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, pháp luật đã quy định về việc thành lập Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Bài viết dưới đây của ACC là thông tin về Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ở đâu? Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

I. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ở đâu?
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ở đâu?
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Địa chỉ: Tầng 6 - Nhà A - Học viện Tư pháp - Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04.62739492
- Fax: 04.62739495
- Thư điện tử: [email protected]
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Về xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
- Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước;
- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp);
- Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp;
- Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp;
- Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp;
- Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền;
- Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp do Bộ trưởng giao, gồm:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung và dài hạn về lý lịch tư pháp;
- Xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
- Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
- Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách, đề án, dự án; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Trung tâm và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp theo phân công, phân cấp của Bộ;
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp và việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
4. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
5. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
<<< Xem thêm bài viết: Lý lịch tư pháp số 1 là gì? để biết thêm về thẩm quyền của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp >>>
III. Cơ cấu tổ chức, biên chế của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
1. Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Trung tâm gồm có: Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc.
- Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trung tâm.
- Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm; được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác của Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
- Các tổ chức trực thuộc Trung tâm:
- Phòng Hành chính – Tổng hợp;
- Phòng Tiếp nhận và xử lý thông tin;
- Phòng Dữ liệu lý lịch tư pháp.
- Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Trung tâm do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
- Giám đốc Trung tâm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Trung tâm.
2. Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm.

IV. Một số câu hỏi thường gặp
1. Website chính thức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là gì?
Website chính thứuc của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là: https://moj.gov.vn/qt/Pages/co-cau-to-chuc.aspx?ItemID=23
2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có cấp phiếu lý lịch tư pháp được không?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
3. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia được thành thông qua Quyết định nào của Chính phủ?
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia được thành thông qua Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 của Chính phủ.
V. Dịch vụ làm lý lịch tư pháp chuyên nghiệp tại ACC

Để đảm bảo quy trình làm lý lịch tư pháp diễn ra thuận lợi và hiệu quả, nhiều người đã lựa chọn sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp chuyên nghiệp tại Đà Nẵng. Những dịch vụ này có những lợi ích sau:
Đội ngũ chuyên gia làm lý lịch tư pháp
Các dịch vụ chuyên nghiệp thường ACC có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc làm lý lịch tư pháp. ACC hiểu rõ quy trình và yêu cầu pháp lý, giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng.
Tư vấn và hỗ trợ khách hàng
Ngoài việc thực hiện quy trình làm lý lịch tư pháp, dịch vụ chuyên nghiệp, ACC còn cung cấp tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến lý lịch tư pháp. Họ sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp, giúp bạn hiểu rõ quy trình và đảm bảo tính chính xác của hồ sơ.
Tiết kiệm thời gian và công sức
Sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại ACC giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Thay vì phải tự mình xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp, bạn có thể tin tưởng giao cho đội ngũ chuyên nghiệp của ACC và yên tâm chờ đợi kết quả.
✅ Dịch vụ: |
⭕Dịch vụ lý lịch tư pháp |
✅ Kinh nghiệm: |
⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm |
✅ Năng lực: |
⭐ Chuyên viên trình độ cao |
✅ Cam kết: |
⭕ Thủ tục nhanh gọn |
✅ Hỗ trợ: |
⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: |
⭕ 1900.3330 |
Trên đây là toàn bộ nội dung về Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ở đâu? do Công ty Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline: 1900 3330 để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận