Cách viết mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp chuẩn nhất

Khi bạn có ý định thi tuyển vào các ngành đào tạo như Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên tại Học viện Tư pháp, việc nộp hồ sơ ứng tuyển là không thể tránh khỏi. Trong hồ sơ đó, mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Để biết cách điền vào mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp đúng chuẩn, hãy tham khảo ngay bài viết này.

Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp (mới nhất)

Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp (mới nhất)

1. Mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp được sử dụng khi nào?

Mẫu Sơ yếu lý lịch của Học viện Tư pháp được áp dụng cho những người dự thi vào Học viện Tư pháp để theo học các chương trình đào tạo như Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, và các ngành khác.

Mẫu Sơ yếu lý lịch của Học viện Tư pháp không giống như các mẫu thông thường, mà là một biểu mẫu riêng biệt dành cho ứng viên tham gia kỳ thi tuyển vào Học viện Tư pháp. Mẫu này thường có kích thước ngắn hơn so với các mẫu thông thường.

Khi làm hồ sơ đăng ký vào Học viện Tư pháp, ứng viên cần tải về mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp và điền đầy đủ thông tin theo mẫu đã được quy định.

2. Cách điền mẫu sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Mẫu sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp là mẫu lý lịch được sử dụng để những người thi tuyển vào Học viện Tư pháp để theo học các ngành đào tạo khác nhau như Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên…

Phần mở đầu

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa, cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ trong văn bản.
  • Tên văn bản: Viết in hoa, cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ trong văn bản.
  • Ảnh thẻ: Ảnh dán trong sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần là ảnh có cỡ ảnh là (4x6), được dán ngay ngắn vào đúng ô dán ảnh đã được định hình sẵn.

Phần nội dung

  • Phần thông tin về bản thân:
    • Họ tên: Viết in hoa, cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ trong văn bản.
    • Giới tính: Gạch bỏ giới tính còn lại.
    • Sinh ngày, tháng, năm: Ghi đúng ngày sinh, thông tin trùng khớp với thông tin trong giấy khai sinh/Căn cước công dân.
    • Nơi sinh: Ghi rõ tỉnh, thành phố bạn được sinh ra.
    • Đơn vị công tác: Ghi rõ tên công ty, đơn vị mà bạn đã/đang công tác, làm việc, học tập.
    • Chức vụ hiện tại: Ghi rõ chức vụ của bạn tại đơn vị công tác.
    • Nơi cư trú: Ghi rõ về các thông tin gồm: số nhà, tên đường phố nơi bạn ở, tên xã/phường của bạn, tên tỉnh/thành phố.
    • Hộ khẩu thường trú: Ghi thông tin chi tiết về địa chỉ nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
    • Địa chỉ liên hệ: Ghi rõ địa chỉ nơi bạn có thể liên hệ được, nơi bạn ở hiện tại.
    • Dân tộc, tôn giáo, quốc tịch: Ghi đúng thông tin.
    • Điện thoại liên hệ, email: Ghi chính xác số liên hệ cá nhân.
    • Ngày vào Đoàn/Đảng: Ghi rõ ràng thời gian ngày/tháng/năm.
    • Tình trạng sức khỏe: Ghi rõ tình trạng sức khỏe của bạn.
    • Chiều cao, cân nặng: Ghi đúng số đo của bạn.
    • Số Chứng minh thư nhân dân hoặc là số thể Căn cước công dân: Ghi đúng thông tin số ghi trên thẻ và ghi rõ ngày tháng cấp, năm cấp, nơi cấp.
    • Quá trình học tập:
      • Ghi rõ thời gian học tập, nơi học tập, ngành học/chuyên ngành.
      • Nếu đã tốt nghiệp thì ghi thêm ngày cấp bằng, nơi cấp bằng.
  • Phần thông tin gia đình:
    • Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại của bố, mẹ đẻ, vợ/chồng, con cái.

Phần kết

  • Lời cam kết: Ghi rõ ràng, cam kết về tính chính xác của các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
    • Ghi rõ địa điểm, thời gian khai sơ yếu lý lịch.
    • Chữ ký, họ tên của người khai lý lịch.

Lưu ý

  • Mẫu sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần được chuẩn bị thành hai bản.
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt nội dung thì cần phải được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

3. Lưu ý khi chuẩn bị mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần được chuẩn bị thành hai bản theo mẫu lý lịch của Học viện Tư pháp cung cấp. Sau khi hoàn tất nội dung của mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp, bản sơ yếu lý lịch cần được đưa đến các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý để tiến hành xác nhận.

Lưu ý khi chuẩn bị mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp: Xác nhận sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần mang chữ ký của người có thẩm quyền (Chủ tịch UBND các cấp hoặc Thủ trưởng đơn vị), sau đó phải được đóng dấu theo quy định.

Như vậy, mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp có thiết kế đơn giản, chứa đựng những thông tin cơ bản nhất. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu lý lịch khác và hướng dẫn chi tiết cách viết từng mẫu trên website Công ty Luật ACC

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (338 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo