Đơn phương chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó mà không có sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Luật ACC Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !
Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Luật ACC
1. Hiểu như thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước sau đây (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước theo luật định):
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Những trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước
Cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
3. Các quy định về trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp sau đây:
- NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của NSDLĐ. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do NSDLĐ ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ với NLĐ.
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019.
- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
- NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ.
4. Các quy định về trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước
Cụ thể theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019.
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
5. Các quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, khi NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với những NLĐ này thì thời hạn báo trước như sau:
- Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong đó, ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
6. Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Luật ACC
a. Bản án về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2020/LĐ-PT
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Do giữa bà Phúc và bà L không có quan hệ tốt, nên bà L đã ban hành Quyết định số: 76/QĐ-MNAM ngày 17/12/2018 chấm dứt hợp đồng làm việc đối với bà Phúc. Trong khi bà L và bà Phúc không ký hợp đồng làm việc, trong quá trình công tác, bà Phúc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thế nhưng bà L đã quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với bà Phúc là trái pháp luật, làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Ph”
Quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bà Trần Nữ Ph. Hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại
b. Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2020/LĐ-PT
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Ngày 05/5/2018, Công ty B ra 02 Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Hồng: Một quyết định do bà Trần Lê Q - Giám đốc cấp cao nhân sự ký và một quyết định do bà Bùi Thị T - Phó Tổng giám đốc nhân sự ký. Cả 02 quyết định trên đều cùng số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018. Bà H cho rằng việc Công ty B ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lạo động với bà là trái pháp luật vì thực tế, bà không làm bất cứ đơn xin nghỉ việc nào. Trong suốt 16 năm làm việc tại Công ty, bà luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, giao phó, không vi phạm hoặc bị kỷ luật, hàng năm kết quả làm việc của bà luôn được quản lý trực tiếp đánh giá là đạt hiệu quả, đồng thời bà còn được nhận giấy khen của Hiệp hội bảo hiểm.”
Quyết định: Tuyên hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty B phải bồi thường thiệt hại cho bà H.
c. Bản án 02/2021/LĐ-ST ngày 25/01/2021 về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Vào cuối tháng 8/2020, bà Đ được bộ phận nhân sự thông báo miệng sẽ cho bà nghỉ việc vào ngày 31/8/2020 nhưng không rõ lý do. Đến ngày 31/8/2020 công ty S ban hành quyết định số 82/QĐCDHĐLĐ/2020 chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Đ. Nhận thấy việc công ty S đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Đ là trái luật nên bà Đ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Buộc công ty TNHH S Việt Nam, Long An phải bồi thường cho bà Trần Thị Ngọc Đ
d. Bản án 02/2021/LĐ-PT ngày 09/09/2021 về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trả trợ cấp thất nghiệp và bồi thường thiệt hại
- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Ngày 15/8/2020, do mẹ ông H bị tai biến, bố già yếu không có người trông coi nên ông H viết đơn xin nghỉ việc bắt đầu từ ngày 01/10/2020 và đề nghị Công ty đóng tàu H chi trả trợ cấp thôi việc. Ngày 23/10/2020, Công ty đóng tàu H có công văn số 620/ĐTHL-TCCB-LĐ trả lời chưa đồng ý cho ông H thôi việc. Ông H không đồng ý, tiếp tục làm thông báo gửi đến công ty thông báo về việc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/11/2020, nhưng công ty vẫn không giải quyết cho ông H nghỉ việc với lý do công ty đang gặp khó khăn, hơn nữa đến ngày 06/7/2021 ông H đủ tuổi nghỉ hưu, nếu công ty đồng ý sẽ tạo tiền lệ cho những người lao động gần đủ tuổi nghỉ hưu làm đơn xin thôi việc để được trả trợ cấp, việc này gây khó khăn về kinh tế và sắp xếp nhân sự của công ty. Do đó, ngày 01/11/2020, ông H chính thức nghỉ việc đồng thời khởi kiện buộc Công ty đóng tàu H: Ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, bồi thường thiệt hại về tinh thần và trả các tháng lương hưu bị chậm”
Quyết định: Buộc Công ty đóng tàu H ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và trả tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cho ông H
e. Bản án 01/2021/LĐ-ST ngày 14/04/2021 về yêu cầu hủy quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột- tỉnh Đắk Lắk
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Đến ngày 3/4/2017 Giám đốc nhà khách tỉnh ông Trần Xuân B ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 19QĐ/NC ban hành ngày 03/4/2017 về việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà N. Việc ông B ra quyết định chấm dứt hợp đồng hoàn toàn không báo cho bà biết trước cũng không tổ chức cuộc họp để báo cho bà. Ông B chấm dứt hợp đồng với bà với lý do nghỉ làm không xin phép 05 ngày và có những hành động phát ngôn vi phạm quy định trong quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên nhà khách.”
- Quyết định: Chấp nhận một phần đơn khởi kiện. Hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và buộc Nhà khách tỉnh Đ phải bồi thường thiệt hại cho bà N.
Trên đây là những nội dung về Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Luật ACC do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
Nội dung bài viết:
Bình luận