Kinh doanh vận tải được biết đến là một ngành nghề kinh doanh khá phát triển trong những năm gần đây do sự hội nhập và phát triển về kinh tế. Theo đó, kinh doanh vận tải là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải, ngoài các vấn đề về vốn, thị trường, chiến lược phát triển... còn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định hác theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải thì có thể tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu và tra cứu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Thế nào là kinh doanh vận tải?
Theo quy định tại Điều 64 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hoạt động vận tải đường bộ bao gồm
- Hoạt động vận tải không kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ: Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới được cấp giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh chính là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp dưới sự quản lý của Nhà nước và điều chỉnh của pháp luật.
Giấy phép kinh doanh vận tải chính là giấy phép do Sở giao thông vận tải tỉnh thành phố cấp cho các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động kinh doanh vận tải nhằm mục đích sinh lợi một cách hợp pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Hiện nay, giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
3. Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải
Để có thể tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải của một doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cụ thể, đại diện mỗi doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh có thể truy cập trực tiếp vào Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp quốc qia.
Cụ thể, để tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh phải thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh truy cập trực tiếp vào website cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Tại ô tìm kiếm góc bên trái của trang chủ, bạn nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp của mình vào và sẽ nhận được kết quả tìm kiếm, bao gồm những thông tin như sau:
- Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp viết tắt;
- Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Mã số doanh nghiệp vận tải;
- Loại hình pháp lý của của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Ngày bắt đầu thành lập cơ sở kinh doanh vận tải;
- Tên người đại diện theo pháp luật trên giấy đăng ký kinh doanh vận tải;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
Trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải bằng tên doanh nghiệp, tên cơ sở có thể xảy ra tình trạng nhiều kết quả tìm kiếm bị trùng nhau, vì thế cần phải tìm đúng cơ sở kinh doanh của mình bằng cách ấn vào tên doanh nghiệp, lúc này sẽ hiển thị chi tiết để xem thông tin.
>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
4. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vẫn tải được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Đơn vị kinh doanh vận tải chuẩn bị 01 hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và tiến hành đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, cụ thể là Sở giao thông vận tải tỉnh, thành phố.
- Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Sau khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh tiến hành xin cấp phù hiệu cho các xe kinh doanh.
Phù hiệu xe là miếng dán được dán ở vị trí dễ quan sát như trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe kinh doanh vận tải nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và dấu hiệu để các cơ quan lực lượng chức năng kiểm tra giám sát hoạt động vận tải.
5. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận