Hướng dẫn tra cứu đăng ký thương hiệu chi tiết nhất

Kiểm tra xem đã đăng ký thương hiệu hay còn gọi là tra cứu nhãn hiệu là việc cần thiết mà bất kỳ nhãn hiệu mới ra đời đều phải làm. Nó giúp chúng ta tra cứu xem nhãn hiệu mình tạo ra có trùng với nhãn hiệu nào của đối thủ hay nhãn hiệu của doanh nghiệp nào khác hay không? Cách kiểm tra đăng ký thương hiệu nhanh chóng và chính xác nhất như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu nhé.

Tra Cuu Nhan Hieu Trung Lap

Hướng dẫn tra cứu đăng ký thương hiệu chi tiết nhất

1. Cách kiểm tra thương hiệu đã đăng ký

Tra cứu nhãn hiệu có đối chứng bằng văn bản

Bằng hình thức tra cứu này sẽ có bản đối chứng về việc thương hiệu đăng ký có bị trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu cùng nhóm sản phẩm dịch vụ đã đăng ký trước đó hay không. Như vậy sẽ đảm bảo được tính chắc chắn hơn khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ.

Tra cứu nhãn hiệu không có đối chứng (tra cứu sơ bộ)

Việc tra cứu sơ bộ chúng tôi hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên mức dộ chính sác là không cao chỉ khoảng 50 – 60% và không tra cứu được phần hình của logo.

>>>Tham khảo thêm về thủ tục: Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm chi tiết nhất

2. Hướng dẫn tra cứu đăng ký thương hiệu 

Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu tra cứu

Nhãn hiệu ở đây có thể nhãn hiệu hình, nhãn hiệu chữ hoặc kết hợp cả hình và chữ. Với nhãn hiệu chữ việc tra cứu sẽ dễ dàng hơn so với nhãn hiệu hình, bởi mỗi hình cần có 1 câu lệnh riêng tương ứng với hình. Khách hàng có thể chuẩn bị nhãn hiệu tra cứu dưới dạng file mềm hoặc file cứng để tiến hành tra cứu.

Bước 2: Truy cập vào website tra cứu trực tuyến của cục SHTT

Quý khách đăng nhập vào địa chỉ website như sau: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 3: Phân nhóm danh mục sản phẩm/dịch vụ

Mỗi nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Việc phân nhóm rất quan trọng trong việc tra cứu nhãn hiệu, theo quy  định của Luật SHTT, có tất cả 45 nhóm trong đó từ nhóm 01 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 -45 là nhóm dịch vụ.

Ví dụ: Nhãn hiệu TOYOTA gắn lên xe ô tô sẽ thuộc nhóm 12, nhãn hiệu POND là mỹ phẩm sẽ thuộc nhóm 03

Do việc phân nhóm đòi hỏi người có chuyên môn trong lĩnh vực SHTT, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc phân nhóm cho chính xác

Tra Cuu Nhan Hieu 1

Bước 4: Tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu cục SHTT

Sau khi chuẩn bọ xong nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ truy cập vào đường link sau đây: http://iplib.noip.gov.vn để mở cơ sở dữ liệu online để tra cứu nhãn hiệu.

– Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ nhập thông tin nhãn hiệu: Ví dụ nhập chữ TOYOTA

– Trong mục nhóm SP/DV: khách hàng nhập số 12 (là nhóm ô tô, xe máy)

Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm

Kết quả sẽ được hiển thị ra và khách hàng có thể tham khảo xem nhãn hiệu dự định đăng ký có đối chứng với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hay chưa?

Lưu ý: Kết quả tra cứu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và thông thường chỉ chính xác được 40% do dữ liệu Cục SHTT sẽ không được cập nhật trong thời gian 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.

Ket Qua Nhan Hieu Honda 1536x864 1

3. Chi phí tra cứu nhãn hiệu

Hình thức tra cứu nhãn hiệu sẽ có hai hình thức là tra cứu miễn phí và tra cứu chuyên sâu có tính phí. Cụ thể:

(i) Trong trường hợp khách hàng tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ dưới hình thức tra cứu sơ bộ sẽ không mất chi phí.

(ii) Trong trường hợp khách hàng tiến hành tra cứu chính thức, khách hàng sẽ phải trả chi phí dịch vụ cho việc tra cứu, chi phí tra cứu sẽ phụ thuộc vào số lượng và nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu cần tra cứu.

Quý khách hàng vui liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi phí tra cứu nhãn hiệu

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

4.1. Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Theo quy định, thủ tục đăng ký thương hiệu được thực hiện như sau: cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

  • Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch.
  • Bản mô tả logo (nhãn hiệu): ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có chữ nước ngoài
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được phân nhóm theo bảng danh mục phân loại Quốc tế.
  • Giấy ủy quyền cho luật sư
  • Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm
  • Mẫu nhãn hiệu: 09 mẫu

Thời gian để được cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu là 12 tháng. Trong đó được chia thành các giai đoạn: giai đoạn thẩm định hình thức 01 tháng; đăng công báo sở hữu trí tuệ 02 tháng; giai đoạn thẩm định nội dung 06 tháng, sau đó nếu không có ai phản đối, nhãn hiệu đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 01 tháng.

4.2. Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu thường gắn với đăng ký bản quyền tác giả. Theo đó, hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu thường gồm có:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
    • 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
    • Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh; tượng; tượng đài; phù điêu; tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn; cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
  • Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

5. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thủ tục đăng ký thương hiệu sẽ được Luật ACC hướng dẫn chi tiết để khách hàng có thể nắm rõ hơn, gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả đơn hợp lệ hình thức hay không

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.
  • Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

6. Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu

Chi phí đăng ký thương hiệu là khoản phí mà người nộp đơn phải trả cho cơ quan đăng ký. Chi phí này phụ thuộc vào chọn lựa của chính người đăng ký thương hiệu. Nếu muốn tự thực hiện quy trình đăng ký thương hiệu sẽ có mức giá khác với sử dụng dịch vụ. Tất nhiên, việc sử dụng dịch vụ sẽ có giá thành cao hơn. Nhưng đổi lại sự tiện lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, giá đăng ký thương hiệu ở các công ty cũng có sự khác nhau rất lớn. Nhưng mức giá phổ biến là từ 3 – 4 triệu. Mức giá này còn có thể thay đổi dựa trên yêu cầu của khách hàng. Từng dịch vụ và sản phẩm khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Các bạn có thể cân nhắc, tham khảo thêm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Về cơ bản, chi phí đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền tại Việt Nam.

Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu được tính toán dựa trên phạm vi độc quyền và chia thành số lượng nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền.

7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại ACC

Hiện nay, việc đăng ký thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

8. Lợi ích mà ACC mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật ACC; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của ACC sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

9. Câu hỏi thường gặp

9.1. Thời gian tra cứu nhãn hiệu bao lâu?

Thời gian cho việc tra cứu đăng ký thương hiệu phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu cần tra cứu và thông thường giao động từ 04-06 ngày làm việc.

Thời gian tra cứu có thể kéo dài lâu hơn với lý do như số lượng nhãn hiệu cần tra cứu lớn hoặc cần thời gian để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu do kết quả tra cứu cho thấy có nhãn hiệu đối chứng có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu tra cứu.

9.2. Chi phí tra cứu nhãn hiệu được tính thế nào?

Hình thức tra cứu đăng ký thương hiệu sẽ có hai hình thức là tra cứu miễn phí và tra cứu chuyên sâu có tính phí. Cụ thể:

(i) Trong trường hợp khách hàng tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ dưới hình thức tra cứu sơ bộ sẽ không mất chi phí.

(ii) Trong trường hợp khách hàng tiến hành tra cứu chính thức, khách hàng sẽ phải trả chi phí dịch vụ cho việc tra cứu, chi phí tra cứu sẽ phụ thuộc vào số lượng và nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu cần tra cứu.

Quý khách hàng vui liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi phí tra cứu nhãn hiệu.

9.3. Tra cứu đăng ký thương hiệu có bắt buộc không?

Theo Luật sở hữu trí tuệ thì quy trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu đã bao gồm:

  • Xem xét về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Xem xét thẩm định về nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Hai bước này đã cho đủ kết quả chi tiết về tính chính xác của việc lựa chọn nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký độc quyền và khả năng bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu đăng ký. Vì vậy tra cứu nhãn hiệu không phải là một bước thủ tục trong quy trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tra cứu đăng ký thương hiệu theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến của Luật ACC để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

✅ Dịch vụ:

⭕ Đăng ký thương hiệu 

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết:

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo