Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn?

Cồn thực phẩm được dùng trong chế tạo đồ uống, làm dược liệu, thuốc, dùng để sát trùng, sản xuất mỹ phẩm,… Vậy, cồn thực phẩm là gì? Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn? Hãy để Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc của bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn?

Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn?

1. Cồn thực phẩm là gì?

Cồn thực phẩm hay còn được gọi là cồn ethanol đạt yêu cầu để sử dụng trong ngành thực phẩm hiện đại. Công thức hóa học của cồn thực phẩm là C2H5OH được tạo ra từ quá trình chưng cất từ dịch lên men với nguồn gốc tinh bột và đường.  

Điểm đặc trưng của cồn thực phẩm là trong suốt, không màu, có vị cay và mùi tương tự như rượu. Đặc biệt, cồn thực phẩm dễ cháy, tạo ra ngọn lửa màu xanh và không xuất hiện khói.

Ngày nay, người ta thường sử dụng cồn thực phẩm trong nhiều ngành nghề như y tế, thực phẩm, pha chế rượu,...

2. Đặc điểm của cồn thực phẩm

Cồn thực phẩm là một loại cồn được sản xuất để sử dụng trong thực phẩm và đồ uống. Dưới đây là một số đặc điểm chính của cồn thực phẩm:

Tính tinh khiết: Cồn thực phẩm thường có độ tinh khiết cao, đảm bảo rằng nó không chứa các chất tạp khác ngoài cồn. Điều này là quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng trong thực phẩm.

Không mùi hoặc có mùi nhẹ: Cồn thực phẩm thường không có mùi hoặc có mùi nhẹ, giúp nó không ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm hoặc đồ uống mà nó được sử dụng.

Không màu hoặc có màu trắng trong suốt:Cồn thực phẩm thường không có màu hoặc có màu trắng trong suốt, đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến màu sắc của thực phẩm và đồ uống.

Khả năng hòa tan trong nước:Cồn thực phẩm có khả năng hòa tan tốt trong nước, điều này làm cho nó dễ dàng hòa tan và trộn lẫn với các thành phần khác trong quá trình chế biến thực phẩm.

Nồng độ cồn cố định:Cồn thực phẩm thường có nồng độ cồn cố định, giúp người sử dụng dễ dàng kiểm soát lượng cồn được sử dụng trong các công thức thực phẩm và đồ uống.

Những đặc điểm này giúp cồn thực phẩm trở thành một nguyên liệu an toàn và linh hoạt trong ngành thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, việc sử dụng cồn trong ẩm thực vẫn cần được thực hiện, tuân thủ theo các quy định về sức khỏe.

3. Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn?

Cồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn cần phải hội đủ các yêu cầu cũng như mức quy định sau đây:

  • Độ cồn và % thể tích ethanol ở 20 độ C không nhỏ hơn 96.0
  • Hàm lượng của acid tổng số được tính theo mg acid acetic/l cồn 1000 không lớn hơn 15.0
  • Hàm lượng của ester tính theo mg ethyl acetat/l cồn 1000 không lớn hơn 13.0
  • Hàm lượng của aldehyd tính theo mg acetaldehyd/l cồn 1000 không lớn hơn 5.0
  • Hàm lượng của rượu bậc cao tính theo mg methyl 2 - propanol/l cồn 1000 không lớn hơn 5.0
  • Hàm lượng của methanol và mg/l cồn 1000 không lớn hơn 300.
  • Hàm lượng chất khô và mg/l cồn 1000 không lớn hơn 15.0
  • Hàm lượng các chất dễ bay hơi có chứa nitơ được tính theo mg nitơ/l cồn 1000 không được lớn hơn 1.0
  • Hàm lượng của furfural không phát hiện.

Để tìm hiểu thêm thông tin về 10 tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm xin mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây!

4. Ứng dụng của cồn thực phẩm là gì?

 Ứng dụng của cồn thực phẩm là gì?

Ứng dụng của cồn thực phẩm là gì?

Cồn thực phẩm được dùng trong pha chế đồ uống, nước giải khát như rượu vang, bia, khi sử dụng, nó hỗ trợ chống lại các bệnh về tim mạch giúp cơ thể thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải, nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu lên não bộ,…

Ứng dụng cụ thể của cồn thực phẩm như sau:

  • Trong sản xuất rượu bia, lượng cồn thích hợp giúp việc pha chế đồ uống nhanh chóng, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sử dụng với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
  • Trong tẩm ướp, bảo quản thực phẩm, sử dụng cồn giúp hương vị của thức ăn ngon hơn, đặc biệt, đây còn là một dung chất giúp bảo quản thực phẩm được tốt nhất.
  • Làm chín thức ăn: Một số món ăn có cách chế biến đơn giản, dùng nhiệt của lửa từ cồn nướng chín, chính vì lẽ đó mà đây cũng là một trong những ứng dụng của cồn thực phẩm.

5. Các câu hỏi thường gặp

Lưu ý gì khi bảo quản cồn dùng trong thực phẩm?

Cồn thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để hạn chế tai nạn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng khi đưa vào sử dụng. Sau đây là một số lưu ý chúng ta cần biết khi bảo quản cồn thực phẩm:

  • Không được tiếp xúc trực tiếp với cồn thực phẩm mà phải đeo găng tay và khẩu trang trong quá trình bảo quản và sử dụng.
  • Nếu bị dính cồn thực phẩm vào mắt, phải lập tức rửa ngay bằng nước.
  • Cần bảo quản cồn thực phẩm nơi thoáng mát, hạn chế nguồn nhiệt trực tiếp và đặc biệt phải cách xa tầm tay trẻ em.

Những tính chất đặc trưng của cồn thực phẩm là gì?

Sau khi đã nắm được khái quát cồn thực phẩm là gì, chúng ta hãy cùng nghiên cứu xem những tính chất đặc trưng đã hiểu rõ những tiêu chuẩn cồn thực phẩm gồm có gì:

  • Về mặt thể chất, cồn thực phẩm có đặc tính trong suốt, không màu, không mùi, hương thơm đặc trưng của rượu, khi nếm sẽ có vị cay nhẹ. Thông thường nồng độ còn thực phẩm sẽ dao động từ 96 đến 98 độ C. Trong đó, cồn thực phẩm 96 độ được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường.
  • Đặc biệt, cồn thực phẩm có thể hòa tan vô hạn trong nước. Đây là một trong những tính chất rất đặc trưng của loại cồn này.
  • Thêm nữa, cồn thực phẩm dễ bắt cháy trong điều kiện nhiệt độ thường, tạo ra ngọn lửa có màu xanh da trời và không khói.
  • Một tính chất khá thú vị nữa của cồn thực phẩm là có tỷ trọng so với nước nhẹ hơn khoảng 0.8

Cồn công nghiệp khác cồn thực phẩm như thế nào?

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa cồn công nghiệp và cồn thực phẩm, chúng ta hãy cùng phân tính, đánh giá để đưa sự so sánh một cách chi tiết nhất như sau:

Trên thực tế, cồn dùng trong thực phẩm được sản xuất chính là từ cồn công nghiệp thông qua quá trình chưng cất và tách tạp chất từ methanol, ethanol,... Quá trình chưng cất này được xem là thành công khi hàm lượng ethanol đạt được 98%, lúc này cồn thực phẩm đã được tạo ra.

Trong khi đó, cồn công nghiệp lại được tạo thành nhờ vào quá trình chưng cất và tách nước. Để tạo ra cồn công nghiệp thành công cần phải đảm bảo nồng độ methanol cao kết hợp với một số chất khác như là butanol,...

Như vậy, khi tìm hiểu cồn công nghiệp khác cồn thực phẩm như thế nào, chúng ta nhận thấy được đó chính là nồng độ ethanol và methanol. Cồn thực phẩm chỉ chứa chủ yếu là ethanol trong khi cồn công nghiệp lại chứa nhiều methanol nồng độ cao và một số chất khác.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn? . Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo