Nông sản xuất khẩu không chỉ là một trong những mặt hàng chủ lực của nền kinh tế Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế nông thôn. Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có việc điều chỉnh thuế suất giá trị gia tăng (GTGT). Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về thuế suất GTGT của hàng xuất khẩu nông sản. Mời bạn đọc theo dõi!
Thuế xuất GTGT của hàng xuất khẩu nông sản
1. Các mặt hàng nông sản chịu thuế và không chịu thuế GTGT
Quy định về thuế GTGT hàng nông sản được căn cứ theo Thông tư 210/2013/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, không phải tính thuế và nộp thuế GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành phẩm hoặc chỉ qua sơ chế thông thường để cung cấp cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải kê khai, tính nộp thuế với mức thuế suất là 5%.
Mặt khác, theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về mức thuế suất:
“Điều 10. Thuế suất 5%
...
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì.”
Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản thô, chưa chế biến hoặc chỉ qua bảo quản, sơ chế thông thường để bán cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì sẽ không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
Đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản chỉ qua bảo quản thông thường, sơ chế gồm: Làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, tách cọng, tách hạt, ướp muối, cắt, bảo quản lạnh, bảo quản bằng khí sunfurơ, cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong lưu huỳnh hoặc các dung dịch bảo quản và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh bán các mặt hàng nêu trên cho khách hàng là hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức, cá nhân khác thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT với mức thuế suất là 5%.
Ví dụ đối với siêu thị bán lẻ mặt hàng nông sản sẽ chịu mức thuế suất 5%.
2. Thuế suất GTGT đối với nông sản xuất khẩu
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC, mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài được áp dụng mức thuế suất 0% nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có hợp đồng bán nông sản xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
- Có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo đúng quy định.
- Có tờ khai hải quan đối với nông sản xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan.
Tuy nhiên, theo Khoản 4, Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì hàng hóa xuất khẩu sẽ không áp dụng thuế suất xuất khẩu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nông sản quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu.
- Nông sản sử dụng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Nông sản xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
Trên đây là hướng dẫn chính sách thuế GTGT hàng nông sản. Doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp không chịu thuế, chịu thuế 5%, các trường hợp được hoàn thuế và một số lưu ý về thuế suất nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu nông sản.
3. Hướng dẫn khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng nông sản
Hướng dẫn khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng nông sản
Ngoài vấn đề thuế suất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nông sản cũng cần lưu ý về khấu trừ, hoàn thuế GTGT.
3.1. Khấu trừ thuế GTGT
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối với hàng hóa nông sản là sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì khoản thuế GTGT đầu vào của các mặt hàng này không được khấu trừ.
Đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa là sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác mà chỉ qua sơ chế thông thường và hoạt động này thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì khoản thuế GTGT đầu vào này được khấu trừ:
"Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5, TT này (trừ Khoản 2, Khoản 3, Điều 5) được khấu trừ toàn bộ".
3.2. Hoàn thuế GTGT hàng nông sản
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 18, Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC thì hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) được hoàn thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 18, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
4. Sản phẩm nông lâm thủy sản nào không chịu thuế GTGT?
Sản phẩm nông lâm thủy sản nào không chịu thuế GTGT?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế 2014; sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016; sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, sản phẩm nông lâm thủy sản không chịu thuế GTGT bao gồm:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
5. Câu hỏi thường gặp
Hàng nông sản NK có chịu thuế GTGT không?
Hàng nông sản NK thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp nào mặt hàng nông sản chịu thuế giá trị gia tăng 5%?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì mặt hàng nông sản sẽ kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%, gồm có:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại;
- Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì.
Trường hợp mặt hàng nông sản chịu thuế giá trị gia tăng 10%?
Căn cứ theo tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 10% như sau:
“Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
…”
Theo đó, mặt hàng nông sản là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10% khi không thuộc các trường hợp chịu thuế giá trị gia tăng, chịu thuế giá trị gia tăng 0%, chịu thuế giá trị gia tăng 5%.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề “Thuế suất GTGT của hàng xuất khẩu nông sản”. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận