Xuất khẩu lao động không chỉ là một phương tiện mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động Việt Nam mà còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Nắm bắt được điều đó, bài viết này của công ty Luật ACC sẽ trình bày chi tiết trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao độngCăn cứ pháp lý:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2022.
- Nghị định số 112/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2022.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 01/02/2022.
1. Giấy phép xuất khẩu lao động là gì?
Giấy phép xuất khẩu lao động là giấy phép do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho doanh nghiệp, tổ chức được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giấy phép này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời giúp quản lý hoạt động xuất khẩu lao động một cách hiệu quả.
>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh uy tính để có thêm thông tin.
2. Điều kiện, hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Giấy phép xuất khẩu lao động
Theo nghị định 126/2007/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lao đông bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động lập theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn giá trị sử dụng.
- Bản chính giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Doanh nghiệp nộp bản sao hợp lệ, còn giá trị sử dụng của các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất.
- Sơ yếu lý lịch của người đại diện theo pháp luật và các thành viên Hội đồng quản trị/Ban giám đốc của doanh nghiệp.
- Bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên nghiệp vụ.
- Bản sao hợp đồng lao động mẫu: Doanh nghiệp lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản sao hợp đồng hợp tác với đối tác nước ngoài: Doanh nghiệp nộp bản sao hợp lệ, còn giá trị sử dụng của hợp đồng hợp tác với đối tác nước ngoài về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Bản cam kết của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Theo điều 9 Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2006. Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Trình tự, thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thu thập tài liều, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy xuất khẩu lao động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành như đã nêu trên
- Tất cả các bản sao trong hồ sơ phải được công chứng hợp lệ.
- Hồ sơ được nộp thành 02 bộ, 01 bộ gốc và 01 bộ sao.
- Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Bước 3: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
- Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
- Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
4. Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu lao động ở đâu?
Khi muốn nộp hồ sơ xin Giấy phép xuất khẩu lao động (GPXKLĐ), bạn cần tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và thực hiện việc nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về lao động. Dưới đây là thông tin chi tiết về địa điểm nộp hồ sơ:
4.1 Cơ quan chủ quản:
Bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là cơ quan chuyên trách việc quản lý và cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
4.2 Địa chỉ nộp hồ sơ:
Cục Quản lý lao động ngoài nước có trụ sở tại Hà Nội: Số 41B, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hoặc bạn có thể nộp trực tuyến thông qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa chỉ dichvucong.molisa.gov.vn.
4.3 Lưu ý:
- Trước khi nộp hồ sơ, bạn nên kiểm tra kỹ các yêu cầu về giấy tờ, tài liệu cần thiết để tránh việc hồ sơ bị trả lại hoặc phải bổ sung.
- Các doanh nghiệp muốn xin giấy phép xuất khẩu lao động cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự và các tiêu chí khác do pháp luật quy định.
- Việc nộp hồ sơ xin Giấy phép xuất khẩu lao động là một quy trình quan trọng và cần thực hiện đầy đủ, đúng quy định.
>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Xin giấy phép xuất khẩu ở đâu? để có thêm thông tin.
6. Thời hạn giấy phép xuất khẩu lao động là bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu lao động (Theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài) thường được quy định là 5 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết thời hạn này, có thể xin gia hạn giấy phép, mỗi lần gia hạn cũng sẽ có thời hạn là 5 năm.
Tuy nhiên, để được gia hạn giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện tương tự như khi cấp mới, bao gồm việc duy trì các tiêu chuẩn về tài chính, năng lực nhân sự và hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp vi phạm các quy định về xuất khẩu lao động, giấy phép có thể bị thu hồi hoặc không được gia hạn.
>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Các câu hỏi về hợp đồng lao động để có thêm thông tin.
7. Những lưu ý cần tránh khi xin giấ phép xuất khẩu lao động
Khi xin Giấy phép xuất khẩu lao động (GPXKLĐ), người lao động cần lưu ý một số điểm quan trọng để tránh gặp rắc rối và đảm bảo quy trình xin cấp phép diễn ra thuận lợi.
Trước tiên, người lao động phải chuẩn bị đầy đủ và chính xác các tài liệu cá nhân như hộ chiếu, chứng minh thư, giấy khám sức khỏe, và các chứng chỉ về trình độ học vấn hoặc tay nghề. Nếu hồ sơ thiếu sót hoặc có sai sót, việc cấp giấy phép có thể bị trì hoãn hoặc từ chối.
Lựa chọn đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động uy tín và được cấp phép là điều quan trọng. Việc làm việc với đơn vị không chính thức có thể dẫn đến rủi ro pháp lý và không được bảo vệ quyền lợi.
Ngoài ra, người lao động cần hiểu rõ các quy định và điều kiện làm việc tại quốc gia mà mình sẽ đến. Việc nắm vững yêu cầu về visa, giấy phép lao động, và các quy định pháp luật của nước ngoài là rất cần thiết để tránh gặp vấn đề pháp lý.
Ký kết hợp đồng lao động với các điều khoản rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ và điều kiện làm việc là một bước quan trọng. Hợp đồng cần được đảm bảo minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Cuối cùng, cần lưu ý đến việc nộp hồ sơ đúng thời hạn và tuân thủ quy trình gia hạn giấy phép. Việc nộp hồ sơ quá muộn hoặc không đúng quy định có thể gây gián đoạn trong việc xuất khẩu lao động và làm mất thời gian quý báu.
>> Bạn đọc có thể tìm thêm thông tin chi tiết bằng cách tham khảo bài viết mẫu hợp đồng lao động chi tiết
8. Thông tin liên hệ
Bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty Luật ACC, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức dưới đây:
- Hotline: 19003330
- Số điện thoại: 084.696.7979
- Địa chỉ: TP.Hồ Chí Minh: 39 Hoàng Việt, Phường 04, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Công ty hiện còn 2 chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng cùng 5 văn phòng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Đắk Lắk, Khánh Hòa và Cần Thơ.
9. Câu hỏi thường gặp
Người lao động nào cũng có thể xin giấy phép xuất khẩu lao động đúng không?
Không. Để xin giấy phép xuất khẩu lao động, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có đủ sức khỏe để làm việc ở nước ngoài theo kết quả khám sức khỏe của cơ sở y tế được phép.
Có trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp với công việc được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của nước tiếp nhận và yêu cầu của người sử dụng lao động.
Có đủ điều kiện về độ tuổi, trình độ học vấn, ngoại ngữ theo quy định của nước tiếp nhận và yêu cầu của người sử dụng lao động.
Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có cần phải có trình độ ngoại ngữ khi xin giấy phép xuất khẩu lao động?
Có. Mức độ yêu cầu trình độ ngoại ngữ sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia và ngành nghề mà bạn muốn đi làm việc. Tuy nhiên, thông thường bạn cần phải có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng nước ngoài để có thể làm việc hiệu quả.
Có thể tự xin giấy phép xuất khẩu lao động hay không?
Có thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ và chính xác, bạn nên liên hệ với các công ty xuất khẩu lao động uy tín để được hỗ trợ.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận