Thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú [Mới nhất 2023]

Quan hệ nhân thân là một trong những mối quan hệ không thể tách rời đối với mỗi cá nhân từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Và thủ tục cha nhận con là thủ tục hành chính được thực hiện để xác nhận lại mối quan hệ cha con này. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được thủ tục này thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về việc chứng minh được mối quan hệ nhân thân này.Vậy Thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú [Mới nhất 2023] như thế nào? Hãy cùng Luật ACC đi tìm câu trả lời nhé!

Thu Tuc Nhan Cha Con Ngoai Gia Thu
Thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú [Mới nhất 2023]

1. Con ngoài giá thú là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, có thể hiểu con ngoài giá thú là con sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng, không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ khoa học: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.

Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).

Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).

Xem thêm bài viết: Một số quy định của pháp luật về con ngoài giá thú năm 2023

2. Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

- Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

- Đồng thời, Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.

Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

  1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2.Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

3. Điều kiện để đăng ký nhận cha, con ngoài giá thú

– Người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện, không có tranh chấp giữa những người có quyền, lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

– Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cha, mẹ đã chết nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện không có tranh chấp giữa những người có quyền  và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ.

– Nếu cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, thì người cha làm thủ tục nhận con, không cần phải có ý kiến của người mẹ.

– Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con.

4. Thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú [Mới nhất 2023]

Trường hợp 1: thủ tục đăng ký xác nhận cha cho con ngoài giá thú nếu có tranh chấp: Phải nộp đơn khởi kiện tới Tòa án để xin xác nhận mối quan hệ cha con theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trình tự, thủ tục bạn có thể tham khảo ở bài viết trên.

Trường hợp 2: Thủ tục đăng ký xác nhận cha cho con ngoài giá thú nếu không có tranh chấp, các bên đều tự nguyện và không có tranh chấp với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan:

- Người yêu cầu đăng ký cha, mẹ, con điền và nộp mẫu tờ khai về việc nhận cha, mẹ, con tại tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con. (Trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);

- Người đi đăng ký phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con:

+ Bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh của người đ­ược nhận là con (trong tr­ường hợp nhận con); của ngư­ời nhận cha, mẹ (trong trư­ờng hợp xin nhận cha, mẹ).

+ Bản chính Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.

+ Các giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh giữa người nhận và người đ­ược nhận có mối quan hệ cha, mẹ, con.

+ Giấy chứng tử của cha, mẹ trong trường hợp nhận cha, mẹ đã chết.

Theo Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ/CP quy định thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

- Trường hợp không có văn bản thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Thời hạn giải quyết:

Theo quy định của Điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, ghi vào sổ hộ tịch. Trường hợp cần xác minh có thể kéo dài thêm không quá 05 ngày

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC xoay quanh chủ đề Thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú [Mới nhất 2023], hy vọng những chia sẻ của chúng tôi hữu ích đối với bạn. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo