Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội – Quy định, Hồ sơ, mô hình thành lập doanh nghiệp xã hội - Theo quy định 2024

Bạn đang cần tìm hiểu doanh nghiệp xã hội là gì? Ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp xã hội? Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội? Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hầu hết là loại hình doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận, sử dụng lợi nhuận vì mục đích xã hội. Việc thành lập doanh nghiệp xã hội là một trong những cách tối ưu hóa về thuế.  Cùng ACC giải đáp tất cả các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây để biết và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp xã hội.

Thành lập doanh nghiệp xã hội
Thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Muốn biết rõ về thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội bạn cần hiểu vậy doanh nghiệp xã hội được định nghĩa như thế nào.

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhằm vào các hoạt động giải quyết các vấn đề của xã hội, môi trường, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký.

Có nên thành lập doanh nghiệp xã hội không? 

Sau đây là một vài ưu điểm, lợi ích của thành lập doanh nghiệp xã hội:

Thứ nhất, các doanh nghiệp này được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường;

Thứ tư, doanh nghiệp xã hội được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên mỗi ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội lại có những chính sách ưu đãi khác nhau.

Các hình thức hoạt động của doanh nghiệp xã hội là gì?

Dưới đây là một số hình thức hoạt động của doanh nghiệp xã hội:

+ Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận có thể kể đến như: các tổ chức, nhóm tình nguyện; các hiệp hội, trung tâm của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS…

+ Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chia phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về tài chính mà chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án môi trường, xã hội và vì cộng đồng. Đa số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các hoạt động này.

+ Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp do các cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, thường hoạt động dưới các hình thức của Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng phát triển xã hội.

Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Bên cạnh những lợi ích mà doanh nghiệp xã hội mang lại thì cũng có những khó khăn nhất định khi bạn lựa chọn kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp này, cụ thể:

Một là, quy định pháp luật đối với loại hình này còn nhiều bất cập. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; vị trí của nó được nhìn nhận đúng đắn; chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp này còn nghèo nàn và mờ nhạt. 

Hai là, phạm vi, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam được bố trí chưa đồng đều, khiến Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong quản lý dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

Ba là, doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động, như thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính. Doanh nghiệp xã hội kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lãi suất tài chính thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư thương mại, do đó, khả năng tiếp cận, huy động các nguồn vốn đầu tư thương mại rất hạn chế.

Bốn là, một bộ phận dân cư trong cộng đồng xã hội có tâm lý hoài nghi về mục tiêu xã hội của doanh nghiệp xã hội vì họ đã quá quen với nếp nghĩ rằng, mục tiêu tối cao của doanh nghiệp phải là lợi nhuận. Do đó, họ thiếu đi sự cảm thông và không sẵn lòng chia sẻ, ủng hộ với doanh nghiệp xã hội.

Việc thiếu đi sự tin tưởng, ủng hộ từ cộng đồng vô hình chung đã tạo ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp xã hội trong quá trình tổ chức và hoạt động. 

Như vậy, việc quyết định thành lập doanh nghiệp xã hội vừa mang tính may rủi và cũng khá mạo hiểm, tuy nhiên nếu như bạn dám đầu tư thì nhất định sẽ thu được kết quả nhất định.

Cách đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào?

Về cơ bản, doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thê thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như sau:

Về hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp);
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ;
  • Bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
  • Quyết định của doanh nghiệp thông qua các nội dung trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồn thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh khi thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;

Về cơ quan có thẩm quyền nhận và giải quyết hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp xã hội

  • Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

+ Trường hợp từ chối, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết.

>> Tại AAC cũng cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp có nhu cầu!

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội của ACC

Việc thành lập doanh nghiệp đặc biệt là các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn nếu như bạn không nắm rõ các quy định pháp luật và chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước. 

Vì vậy, để quá trình thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm chi phí bạn nên tìm đến các đơn vị tư vấn luật để được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh của họ.

ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín và nhanh chóng. Hiện nay, quy trình thực hiện tại ACC bao gồm các nội dung:

  • Tiếp xúc khách hàng để nắm bắt thông tin và tiến hành tư vấn ban đầu đối với vấn đề của quý khách. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn mọi vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp xã hội, hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp cho chuẩn, chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho đầy đủ,….
  • Nghiên cứu và báo giá qua email đối với yêu cầu của khách hàng;
  • Nếu khách hàng quyết định hợp tác với ACC thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ;
  • Khách hàng cung cấp tài liệu liên quan đến việc đăng ký cho ACC;
  • ACC tiến hành soạn thảo, nộp, theo dõi thực hiện hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng theo thời hạn thỏa thuận.
  • Hỗ trợ tư vấn các vướng mắc pháp lý sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội nhanh chóng, đơn giản và đúng quy định pháp luật cũng như phân tích các ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Qua đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát về mô hình phát triển doanh nghiệp xã hội và có thể áp dụng chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả,đúng với tính chất của loại doanh nghiệp này.

Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Bạn chỉ cần để lại số điện thoại hoặc gọi tới Hotline của chúng tôi hoặc gửi tin nhắn tới website ACC Group mọi thắc mắc của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (451 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo