Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa theo Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư được hiểu là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại..Để tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!

Thủ tục Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới 2022

1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:

- Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

+ Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

+ Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

2. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam là loại hình doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. Hiên nay, mô hình như quỹ xã hội hay quỹ từ thiện chỉ áp dụng cho sáng lập viên là cá nhân, tổ chức Việt Nam, nên mô hình doanh nghiệp xã hội là mô hình tối ưu cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài cũng giống như thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông thường tại Việt Nam, bao gồm các bước sau:

1. Đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới theo quy định của Luật đầu tư. Trường hợp đã có dự áp đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thì nhà đầu tư có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng phần góp vốn hoặc dự án đầu tư theo quy định luật đầu tư.
2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định Luật doanh nghiệp.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài 

3.1. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

3.2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Doanh nghiệp xã hội cũng giống như doanh nghiệp thông thường gồm các loại hình sau:
1) Công ty TNHH một thành viên.
2) Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
3) Công ty cổ phần

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ có hồ sơ tương ứng từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có hồ sơ riêng gồm Bản cam kết mục tiêu môi trường xã hội, trong đó:
a. Miêu tả các vấn đề bất cập về xã hội, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn giải quyết thông qua các hoạt động kinh doanh,
b. miêu tả cách thức, phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến tiến hành, như: sản phẩm, dịch vụ là gì, doanh thu đến từ đâu? Có thể nêu các chỉ số kinh tế, xã hội, môi trường (định tính/định lượng) dự kiến đạt được? Nêu nhóm đối tượng hưởng lợi. Lý giải tại sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như miêu tả tại mục a ở trên.
c. Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường: Có thời hạn cụ thể hoặc không có thời hạn
d. Mức lợi nhuận hằng năm doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư cho các Mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký (Doanh nghiệp phải xác định mức lợi nhuận giữ lại hằng năm từ 51% đến 100% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp).

4. Quy trình xác nhận và kiểm tra hoạt động của chính phủ đối với doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài

Quy trình xác nhận và kiểm tra hoạt động của chính phủ đối với doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài thường bao gồm các bước chính như sau:

4.1 Đăng ký đầu tư và cấp giấy phép

  • Doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ thường bao gồm đề xuất dự án đầu tư, chứng minh nguồn vốn, và kế hoạch hoạt động xã hội.
  • Cơ quan quản lý sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp với các quy định về đầu tư nước ngoài và các yêu cầu về hoạt động xã hội.

4.2 Đánh giá và phê duyệt dự án

  • Cơ quan chức năng sẽ đánh giá tác động của dự án đối với môi trường và xã hội. Đối với doanh nghiệp xã hội, đặc biệt chú trọng đến các lợi ích xã hội mà dự án mang lại.
  • Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, cơ quan quản lý sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy phép liên quan.

4.3 Giám sát và kiểm tra hoạt động

  • Doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ các yêu cầu về báo cáo và kiểm tra định kỳ. Các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và mục tiêu hoạt động xã hội.
  • Các cơ quan chức năng có thể tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất để đánh giá hiệu quả và sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các cam kết về hoạt động xã hội.

4.4 Báo cáo và điều chỉnh

  • Doanh nghiệp cần gửi báo cáo định kỳ về hoạt động, tài chính, và tác động xã hội của dự án đến cơ quan quản lý.
  • Nếu phát hiện vi phạm quy định, cơ quan quản lý có thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động, áp dụng biện pháp khắc phục, hoặc có thể đình chỉ giấy phép hoạt động.

4.5 Cấp giấy chứng nhận hoàn thành

Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các yêu cầu và đạt được các mục tiêu xã hội đã đề ra, cơ quan quản lý có thể cấp Giấy chứng nhận hoàn thành dự án.

Quy trình này có thể khác nhau tùy theo quốc gia và khu vực cụ thể, nhưng các bước cơ bản này là phổ biến trong việc quản lý doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài.

Quy trình xác nhận và kiểm tra hoạt động của chính phủ đối với doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài.jpg

5. Một số câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài có được hưởng ưu đãi thuế không?

Có thể. Doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài có thể được hưởng một số ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ từ chính phủ, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và các chính sách khuyến khích đầu tư xã hội của Việt Nam.

Có những rủi ro nào khi đầu tư vào doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam?

Một số rủi ro có thể gặp phải bao gồm:

  • Rủi ro về pháp lý do thay đổi quy định hoặc chính sách.
  • Rủi ro về thị trường và cạnh tranh trong lĩnh vực xã hội.
  • Khó khăn trong việc đánh giá và đo lường hiệu quả của các hoạt động xã hội.

Làm thế nào để doanh nghiệp xã hội có đầu tư nước ngoài được công nhận và hỗ trợ từ chính phủ?

Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về đăng ký và cấp phép đầu tư, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ báo cáo và cam kết xã hội. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiếp cận các chương trình hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xã hội do chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ cung cấp.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo