Phá sản không có nghĩa chỉ là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phục hồi. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp chớm phá sản nhưng vẫn có khả năng ‘’tái sinh’’ khi có sự hỗ trợ của các bên liên quan. Vậy thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong phá sản được quy định như thế nào? Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ đăng ký phục hồi doanh nghiệp trong phá sản.
1. Tìm hiểu quy định của pháp luật về phục hồi doanh nghiệp trong phá sản
Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh
Theo Điều 87 Luật phá sản năm 2014, sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, thủ tục phục hồi được áp dụng.
Nội dung của phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
- Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
- Huy động vốn;
- Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
- Đổi mới công nghệ sản xuất;
- Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
- Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
- Bán hoặc cho thuê tài sản;
- Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
- Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; các chủ nợ và doanh nghiệp; hợp tác xã có quyền thỏa thuận về việc sửa đổi; bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Thỏa thuận về việc sửa đổi; bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hợp tác xã được chấp nhận khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt; đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản đề nghị Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
2. Thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong phá sản
Quy định về thủ tục phục hồi doanh nghiệp
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Tiến hành Hội nghị chủ nợ
- Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
- Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Người tham gia Hội nghị chủ nợ trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Hội nghị chủ nợ thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Các trường hợp xảy ra sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ
- Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
- Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.
- Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết như trên thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
- Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.
3. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ phục hồi doanh nghiệp trong phá sản của ACC?
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7 thông qua email; website; trong tất cả giờ hành chính hàng tuần thông qua hotline của công ty.
- Giá dịch vụ pháp lý cạnh tranh.
- Quy trình, hồ sơ, cung cấp dịch vụ pháp lý chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
- Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm; với trình độ chuyên môn cao; đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cần tư vấn của khách hàng trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
- Cam kết thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả.
- Cung cấp trọn gói các dịch vụ pháp lý sau nhận kết quả.
- Giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải đi lại; chúng tôi cung cấp pháp lý tận nơi; từ việc tư vấn ban đầu, nhận hồ sơ và trả kết quả cho quý khách.
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý trọn đời cho doanh nghiệp.
4. Những thắc mắc thường gặp khi phục hồi doanh nghiệp trong phá sản
Chi phí dịch vụ phục hồi doanh nghiệp trong phá sản là bao nhiêu?
- ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Công ty có hỗ trợ tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà không?
- Để giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải đi lại, ACC cung cấp pháp lý tận nơi; từ việc tư vấn ban đầu, nhận hồ sơ và trả kết quả cho quý khách.
Có đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan có thẩm quyền không?
- ACC luôn hướng đến sự tiện ích, lợi ích và nhu cầu của khách hàng. Công ty có đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức, trình độ để đảm nhận việc đại diện theo ủy quyền.
Nội dung bài viết:
Bình luận