Việt Nam là một trong số ít các quốc gia quản lý dân sự bằng sổ hộ khẩu. Việc tạm trú, tạm vắng, đăng ký nhập hộ khẩu, chuyển hộ khẩu là một trong những thủ tục hành chính hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian khi thực hiện. Cá nhân hoặc hộ gia đình có quyền chuyển, tách hộ khẩu trong cùng tỉnh/thành phố hoặc chuyển hộ khẩu sang một tỉnh/thành phố khác khi đáp ứng các điều kiện được quy định trong Luật cư trú và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Bài viết dưới đây, ACC sẽ thông tin chi tiết về Thủ tục chuyển khẩu trong tỉnh/ thành phố [Cập nhật 2023], mời quý khách hàng tham khảo.
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Định nghĩa sổ hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 như sau:
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy, Sổ hộ khẩu chính là phương thức cơ quan Nhà nước dùng quản lý nhân khẩu ở các hộ gia đình. Thông qua Sổ hộ khẩu có thể xác định nơi cư trú hợp pháp của công dân, cụ thể hơn là nơi thường trú của công dân để quản lý nơi cư trú của công dân tại từng địa điểm cụ thể.
Sổ hộ khẩu còn có vai trò xác định thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi công dân. Hiện nay, tại Luật Cư trú 2020, không còn khái niệm cụ thể về sổ hộ khẩu.
1.2 Các loại sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu giúp chứng minh việc cư trú hợp pháp của một công dân. Sổ hộ khẩu là sổ thường trú (KT1) của công dân, còn sổ tạm trú có các loại mẫu sổ KT2, KT3 và KT4.
Như vậy chỉ có một loại sổ hộ khẩu là KT1, đây là loại sổ mà bất cứ gia đình nào cũng có. Được hiểu là nơi thường trú lâu dài của các công dân có tên trong sổ, địa chỉ thường trú này cũng được ghi rõ trên Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
1.3 Sổ hộ khẩu dùng để làm gì?
Theo nội dung trên có thể thấy, sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân. Mặc dù hết năm 2022 Sổ hộ khẩu không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên, qua những chức năng của sổ hộ khẩu trong quá trình tồn tại, có thể thấy sổ hộ khẩu đóng vai trò rất quan trọng.
1.4 Chuyển khẩu là gì?
Chuyển khẩu hay chuyển sổ hộ khẩu có thể hiểu là việc một người đang có tên trong Sổ hộ khẩu, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một số hộ khẩu khác, thay đổi nơi đăng ký thường trú. Trường hợp này, không có sự ra đời của sổ hộ khẩu mới.
Từ ngày 1.7.2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, thủ tục chuyển hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Người dân khi chuyển đi nơi khác không cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu mà trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm chuyển hộ khẩu cũng thường được dùng nếu một người chuyển nơi thường trú từ nơi này đến nơi khác.
Thủ tục chuyển khẩu trong tỉnh
2. Điều kiện chung để chuyển hộ khẩu trên cả nước
Người muốn chuyển sổ hộ khẩu đáp ứng 02 điều kiện sau đây:
- Người đã đăng ký thường trú mà có nhu cầu thay đổi nơi đăng ký thường trú;
- Phải đáp ứng các điều kiện đăng ký thường trú theo quy định tại điều 19, 20 Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013.
Chuyển sổ hộ khẩu được cấp giấy chuyển sổ hộ khẩu:
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 28 Luật cư trú 2006 thì công dân khi chuyển nơi thường trú được cấp giấy chuyển hộ khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chuyển sổ hộ khẩu không phải cấp giấy chuyển sổ hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
>>>>Xem thêm bài viết: Thủ tục đăng ký thường trú (Cập nhật mới và chính xác nhất)
3. Hồ sơ đăng ký thường trú trong cùng tỉnh
Khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong vòng 12 tháng người dân phải tiến hành đi đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
Hồ sơ cần chuẩn bị phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể, trong một số trường hợp thường gặp, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
Trường hợp công dân sở hữu nhà ở hợp pháp:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp..
Trường hợp về ở với người thân:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần… (nếu thuộc trường hợp này).
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Thủ tục chuyển khẩu trong tỉnh
4. Thủ tục đăng ký chuyển hộ khẩu cùng tỉnh
Đối tượng thực hiện:
Như tên gọi từ đầu thì đây là thủ tục chuyển khẩu chứ không phải là cắt khẩu. Do đó sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Trong trường hợp này thì chủ hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Cụ thể là những đối tượng:
-
Chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
-
Chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
-
Chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương.
Các bước điều chỉnh thông tin trong Sổ hộ khẩu:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi điền thông tin cũng như chuẩn bị hồ sơ, công dân nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người nộp sẽ nhận được giấy biên nhận và đợi kết quả. Còn nếu hồ sơ bị thiếu sẽ được cán bộ thụ lý yêu cầu bổ sung. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện tiếp nhận thì sẽ được trả lời bằng văn bản và có nêu rõ lý do không giải quyết.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
Bước 2: Giải quyết
Cơ quan đăng ký cư trú sau khi thẩm định, phải cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Sau đó, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại nơi đã nộp hồ sơ
Đến hẹn nhận lại kết quả, người nhận trình biên nhận với cán bộ. Sau đó tiến hành đóng lệ phí và nhận lại hộ khẩu.
5. Một số câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục chuyển hộ khẩu
Đăng ký chuyển khẩu ở đâu?
Đối với đăng ký chuyển khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác:
- Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
- Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với đăng ký chuyển khẩu cùng tỉnh:
- Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
- Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký chuyển khẩu trong bao lâu?
Tùy thuộc vào trường hợp đăng ký chuyển khẩu trong cùng tỉnh hay từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ có thời gian giải quyết thủ tục dao động từ 2-15 ngày.
Thủ tục đăng ký tách hộ khẩu như thế nào?
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau: Sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, văn bản đồng ý của chủ hộ.
Sau đó nộp hồ sơ tại:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương: Công an huyện, quận, thị xã.
- Đối với tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trên đây là bài viết Thủ tục chuyển khẩu trong tỉnh/ thành phố mà Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận