Thủ tục thành lập công ty vận tải nước ngoài mới nhất

Nếu bạn đang tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty vận tải nước ngoài, thì bài viết này của Công ty Luật ACC chính là nguồn thông tin hữu ích mà bạn không thể bỏ qua. Thành lập công ty vận tải nước ngoài là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về quy định pháp luật cũng như thủ tục hành chính tại quốc gia mà bạn dự định kinh doanh. Công ty Luật ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và chi tiết nhất về các bước cần thiết để khởi động một doanh nghiệp vận tải thành công trên thị trường quốc tế. Với sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty Luật ACC, bạn sẽ nắm rõ được các quy định pháp lý và có thể chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ và chính xác. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình kinh doanh.

Thủ tục thành lập công ty vận tải nước ngoài mới nhất

Thủ tục thành lập công ty vận tải nước ngoài mới nhất

 >> Tham khảo: Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

1. Dịch vụ logistics là gì? 

- Căn cứ theo Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định về dịch vụ logistics: 

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

>> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài mới 2024

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về hoạt động thương mại: 

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, thương nhân thông qua cung ứng các dịch vụ như sau nhằm mục đích sinh lợi:Theo đó, logistics là hoạt động thương mại, thương nhân thông qua cung ứng các dịch vụ như sau nhằm mục đích sinh lợi:

  • Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi.
  • Làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
  • Tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
  • Giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng.

Bên cạnh tuân thủ theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp trong việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp nước ngoài mong muốn thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kinh doanh dịch vụ logistics còn phải xin giấy phép kinh doanh và tuân thủ theo các quy định của pháp luật chuyên ngành về kinh doanh dịch vụ vận tải

>> Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài (Cập nhật 2024)

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

1. Điều kiện chung 

  • Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
  • Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

2. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics

- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

2.1. Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

  • Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
  • Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

2.2. Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2.3. Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

2.4. Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2.5. Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

2.6. Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

2.7. Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

2.8. Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

2.9. Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

  • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
  • Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
  • Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

3. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ logistics

1. Văn bản pháp luật về dịch vụ vận tải đa phương thức

Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức bao gồm:

- Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức

- Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức

2. Văn bản pháp luật về dịch vụ vận tải hàng hải

Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức bao gồm:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.

- Luật Biển Việt Nam 2012.

- Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.

- Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.

- Quyết định 1037/QĐ-TTg năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030.

3. Văn bản pháp luật về dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ vận tải đường thủy nội địa bao gồm:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

- Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014.

- Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

- Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.

4. Văn bản pháp luật về dịch vụ vận tải hàng không

Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ vận tải hàng không bao gồm:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014.

- Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

- Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

- Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

- Thông tư 21/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Thông tư 14/2015/TT-BGTVT quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và Thông tư 33/2016/TT-BGTVT quy định về báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

5. Văn bản pháp luật về dịch vụ vận tải đường sắt

Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ vận tải đường sắt bao gồm:

- Luật Đường sắt 2017.

- Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt.

- Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

6. Văn bản pháp luật về dịch vụ vận tải đường bộ

Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ vận tải đường bộ bao gồm:

- Luật Giao thông đường bộ 2008.

- Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Quyết định 2344/Q Đ-TCHQ năm 2014 về Quy trình Giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ và biên giới đường sông.

7. Văn bản pháp luật về hệ thống kho tại biên giới

Các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống kho tại biên giới bao gồm:

- Quyết định 1093/QĐ-BCT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

8. Văn bản pháp luật về quản lý kho bãi

Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý kho bãi bao gồm:

- Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

- Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định 2061/QĐ-BTC năm 2017 về áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu (XNK), quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (cảng Nội Bài).

9. Văn bản pháp luật về cảng cạn ICD

Các văn bản pháp luật liên quan đến cảng cạn ICD bao gồm:

- Nghị định 38/2017/NĐ-CP đầu tư xây dựng quản lý khai thác cảng cạn.

- Quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Thủ tục thành lập công ty vận tải nước ngoài mới nhất” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo