Trong bối cảnh một thế giới kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã nổi lên như một trung tâm kinh tế và tài chính toàn cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ và một môi trường kinh doanh thân thiện, việc thành lập công ty tại đây mở ra cơ hội tiềm năng cho sự phát triển và mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp. Vậy thành lập công ty tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất theo quy trình thủ tục như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua những thông tin từ bài viết dưới đây.
Thành lập công ty tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
1. Quy trình thủ tục thành lập công ty tại UAE
Chọn loại hình công ty: Xác định loại hình công ty phù hợp với mục đích kinh doanh và chiến lược của bạn.
Chọn tên công ty: Đảm bảo tên công ty tuân thủ các quy định đặt tên của UAE và không trùng với tên công ty khác đã đăng ký.
Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ thành lập công ty tại UAE bao gồm:
- Đơn xin thành lập công ty.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mẹ tại Việt Nam.
- Hộ chiếu của các nhà đầu tư.
- Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của các nhà đầu tư.
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của các nhà đầu tư.
- Kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Hợp đồng thành lập công ty.
- Điều lệ công ty.
Nộp hồ sơ và xin cấp phép:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ và xin cấp phép tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của UAE. Quy trình và thời gian xét duyệt hồ sơ tùy thuộc vào hình thức thành lập công ty và khu vực thành lập. Sau khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh và có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Quy trình thủ tục thành lập công ty tại UAE đối với doanh nghiệp Việt Nam
2. Các hình thức thành lập công ty phổ biến tại UAE
Hiện nay, có hai hình thức thành lập công ty phổ biến tại UAE là công ty nội địa và công ty Khu vực Chế xuất Tự do, cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của từng hình thức thành lập.
2.1. Công ty nội địa (Mainland Company)
Được thành lập trong lãnh thổ UAE và phải được chấp thuận bởi cơ quan chính phủ của tiểu vương quốc có liên quan. Giấy phép thương mại được cấp bởi Bộ Phát triển Kinh tế của tiểu vương quốc cụ thể.
Ưu điểm:
- Được phép kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào được chính phủ cho phép.
- Có uy tín cao hơn so với công ty Khu vực Chế xuất Tự do.
- Được phép sở hữu 100% vốn công ty (trừ một số ngành nghề kinh doanh nhất định).
- Có thể tham gia đấu thầu các dự án của chính phủ.
Nhược điểm:
- Yêu cầu thủ tục thành lập phức tạp hơn so với công ty Khu vực Chế xuất Tự do.
- Cần có đối tác địa phương là công dân UAE sở hữu tối thiểu 51% vốn công ty (trừ một số trường hợp được miễn).
- Phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) 9%.
2.2. Công ty Khu vực Chế xuất Tự do (Free Zone Company)
Được thành lập trong một khu vực kinh tế đặc biệt trong một tiểu vương quốc, nơi hàng hóa và dịch vụ có thể được giao dịch miễn thuế hoặc thuế suất thấp. Có hơn 40 khu chế xuất tự do hoạt động tại UAE, với các quy định riêng và có một cơ quan quản lý của chính phủ được gọi là Cơ quan quản lý Khu vực Chế xuất.
Ưu điểm:
- Thủ tục thành lập đơn giản và nhanh chóng.
- Không yêu cầu đối tác địa phương.
- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) và nhiều loại thuế khác.
- Có thể sở hữu 100% vốn công ty.
- Môi trường kinh doanh quốc tế với nhiều tiện ích và dịch vụ hỗ trợ.
Nhược điểm:
- Chỉ được phép kinh doanh trong các lĩnh vực được phép trong Khu vực Chế xuất Tự do.
- Hoạt động kinh doanh chủ yếu hướng ra thị trường quốc tế.
- Phải chịu một số hạn chế về việc sở hữu tài sản và tuyển dụng lao động địa phương.
3. Điều kiện và quy trình đầu tư tại UAE
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là quốc gia sở hữu một nền kinh tế với thu nhập rất cao, là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người luôn được xếp vào nhóm dẫn đầu, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức hàng đầu. Hiện nay, đây một cường quốc khu vực, cường quốc năng lượng và cường quốc bậc trung. Sau 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã trở thành những đối tác kinh tế hàng đầu từ Đông Nam Á và Trung Đông nhờ các chính sách kinh tế mở. Cho nên, nhu cầu về đầu tư giữa hai nước tăng cao. Các nhà đầu tư Việt Nam khi có nhu cầu thành lập công ty tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất thì phải thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện Việt Nam được phép đầu tư tại UAE
Để đầu tư tại các Ả Rập, thì 05 điều kiện mới được thành lập công ty bao gồm:
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài dựa trên quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ phù hợp với điều kiện đầu tư của mình
- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
- Đối với chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
- Đối với những dự án còn lại không thuộc 04 trường hợp trên thì không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài mà chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Để thành lập công ty tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất thì nhà đầu tư Việt Nam phải xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, khi thực hiện xong thủ tục này thì nhà đầu tư được thành lập công ty tại Ả Rập.
- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
- Đối với nhà đầu tư không cần chấp thuận thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Tiến hành đầu tư theo quy định đầu tư của Ả Rập
Nhà đầu tư Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật của Ả Rập.
4. Hồ sơ thành lập công ty tại UAE
4.1 Hồ sơ thành lập công ty trong free zone tại UAE
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Nghị quyêt công ty
Sổ đăng ký cổ phiều
Số đăng ký quản trị viên (giám đốc/ quản lý) của công ty
Giấy chứng nhận đương nhiệm của các giäm đốc
Biên bản họp hội đồng đầu tiên
Hộ chiếu Còn hiệu lực ít nhất 6 thảng của chủ so hữu của công ty mẹ
Hộ chiều còn hiệu lực ít nhât 6 tháng của người được bô nhiệm làm giám đốc cho cty mới tại UAE
Quyết định bổ nhiệm giảm đốc quản lý cho công ty mới ở UAE
Giấy chứng nhận tinh trạng pháp lý bình thường
4.2 Hồ sơ thành lập công ty ngoài free zone tại UAE
Giẩy đăng kỷ kinh doanh của công ty mẹ
Điều lệ công ty mẹ
Quyết dịnh mở chi nhánh công ty/văn phòng đại diện của Ban giám độc công ty mẹ
Thư cam kêt đảm bảo tài chính của công ty me đội với chi nhánh/VPĐD công ty
Giẩy ủy quyền do tông giám độc ký
Bản sao passport của Tổng giám đốc được bổ nhiệm
Thư bộ nhiệm kiêm toán
Giấy tờ, hồ sơ của doanh nghiệp nội địa mà công ty hợp tác
5. Lợi ích khi thành lập công ty tại UAE
Việc thành lập công ty tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, bao gồm:
Môi trường kinh doanh thuận lợi
Hệ thống luật pháp hiện đại và minh bạch: UAE có hệ thống luật pháp được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho hoạt động kinh doanh.
Chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn: Chính phủ UAE áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế tự do.
Cơ sở hạ tầng hiện đại: UAE sở hữu cơ sở hạ tầng tiên tiến, bao gồm hệ thống giao thông, cảng biển, sân bay, mạng lưới viễn thông,... đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Lực lượng lao động dồi dào: UAE có nguồn nhân lực trẻ, năng động và được đào tạo bài bản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Vị trí chiến lược
Cổng giao thương quốc tế: UAE nằm ở vị trí chiến lược trên bản đồ thế giới, là trung tâm giao thương giữa khu vực Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Tiếp cận thị trường rộng lớn: Từ UAE, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường với hơn 2 tỷ người tiêu dùng ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Á.
Cơ hội đầu tư đa dạng
Nền kinh tế đa dạng hóa: UAE không chỉ phụ thuộc vào dầu mỏ mà còn phát triển mạnh các ngành khác như du lịch, tài chính, bất động sản,... tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp.
Chính sách hỗ trợ đầu tư: Chính phủ UAE ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính,...
Nâng cao uy tín thương hiệu
Thương hiệu quốc tế: Việc thành lập công ty tại UAE giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu và dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế.
Cơ hội hợp tác: UAE là nơi tập trung nhiều tập đoàn đa quốc gia, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác và mở rộng thị trường.
6. Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty tại UAE
Khi thành lập công ty tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), các điểm cần chú ý bao gồm loại hình doanh nghiệp, vốn đầu tư, tên công ty, hoạt động kinh doanh và thủ tục thành lập.
Đầu tiên, cần xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Có ba loại hình chính là Công ty TNHH (LLC), Công ty cổ phần và Chi nhánh công ty nước ngoài, mỗi loại đều có yêu cầu và ưu điểm riêng.
Về vốn đầu tư, số vốn tối thiểu cần phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và khu vực thành lập. Đảm bảo bạn có nguồn vốn dự phòng để chi trả các chi phí ban đầu và tuân thủ quy định về tỷ lệ góp vốn của đối tác địa phương (nếu có).
Khi đặt tên cho công ty, hãy đảm bảo tuân thủ quy định đặt tên của UAE và tránh trùng lặp với các công ty khác. Tên công ty nên phản ánh ngành nghề kinh doanh của bạn.
Cần xác định rõ ràng các hoạt động kinh doanh mà công ty sẽ thực hiện và đảm bảo chúng nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh được phép tại UAE.
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, bao gồm đơn xin cấp phép, giấy tờ chứng minh nhân thân, hợp đồng thành lập công ty, và nộp hồ sơ cùng lệ phí tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Lưu ý rằng thời gian hoàn thành thủ tục có thể thay đổi tùy theo khu vực và loại hình doanh nghiệp.
7. Dịch vụ thành lập công ty do Luật ACC cung cấp
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức pháp luật. Do đó, việc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của các công ty chuyên nghiệp như ACC là lựa chọn giúp các cá nhân, tổ chức tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế rủi ro trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Tại Công ty Luật ACC, chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng không chỉ về mặt chi phí mà còn về tốc độ hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.
8. Câu hỏi thường gặp
Yếu tố nào cần xem xét khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập tại UAE?
Các yêu tố hàng đầu cần xem xét như mục tiêu kinh doanh, cấu trúc sở hữu và hoạt động của từng cá nhân, tổ chức.
Những lưu ý khi thành lập công ty tại UAE là gì?
Cần lưu ý những điều sau đây khi thành lập doanh nghiệp tại UAE
- Quy định lao động: Tuân thủ luật lao động UAE, bảo hiểm cho nhân viên.
- Văn hóa kinh doanh: Hiểu phong tục tập quán, tôn trọng văn hóa địa phương.
- Tìm kiếm đối tác: Tham gia hội chợ, triển lãm, mạng lưới kinh doanh.
Những ưu đãi đầu tư nào dành cho doanh nghiệp nước ngoài tại UAE?
- Nhiều khu vực kinh tế tự do (free zone) với ưu đãi thuế và các ưu đãi khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 0%, thuế thu nhập cá nhân 0%, không thuế VAT.
- Điều kiện: Hoạt động trong free zone, đáp ứng yêu cầu của khu vực.
Trên đây là toàn bộ những tư vấn của Luật ACC về vấn đề Thành lập công ty tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Có thể nói, với những thông tin trên chỉ một phần cung cấp về thủ tục đầu tư ra nước ngoài và trên thực tế, còn có nhiều yếu tố phát sinh. Do đó, để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ với Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn để được đội ngũ chuyên viên, Luật sư của chúng tôi giải đáp qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận