Thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm 2024

Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Lợi nhuận đến từ việc kinh doanh mỹ phẩm là không hề nhỏ. Do vậy, các công ty kinh doanh mỹ phẩm mọc lên ngày càng nhiều. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm như thế nào? Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm là gì? đang là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Hãy cùng công ty Luật ACC tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

thanh-lap-cong-ty-my-pham

Thành lập công ty mỹ phẩm

I. Thành lập công ty mỹ phẩm là gì?

Thành lập công ty mỹ phẩm là quá trình tạo ra doanh nghiệp mới chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, chăm sóc da, trang điểm và các sản phẩm liên quan. Quá trình này bao gồm các bước đăng ký kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến công nghiệp mỹ phẩm.

II. Thủ tục thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty

Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 

-  Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm được quy định để phân loại và quản lý các hoạt động kinh doanh, mã ngành thường gồm một chuỗi ký tự đại diện cho mỹ phẩm. Mã ngành giúp cơ quan chức năng và doanh nghiệp có thể theo dõi, thống kê và quản lý dữ liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.

>> Cùng tham khảo chi tiết các mã ngành kinh doanh thông qua bài viết: Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm [Cập nhật 2023]

Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký sản xuất- Sở kế hoạch đầu tư.

- Trong thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty

Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp và Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký sản xuất.

Bước 5: Đăng ký mã số thuế

Sau khi có được con dấu, bạn đến chi cục thuế để làm mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.

Bước 6: Đăng ký mã số xuất nhập khẩu

Trường hợp này, bạn muốn đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, mã số đăng ký xuất nhập khẩu cần phải được đăng ký tại Cục Hải quan cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; Giấy chứng nhận ĐKKD; Tờ khai đăng ký mã số xuất nhập khẩu. (bản sao). Trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan nhận đủ giấy tờ hợp lệ, bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu.

Bước 7: Công bố sản phẩm mỹ phẩm

- Có 02 trường hợp mà công ty cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm là:

+ Công ty kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu từ nhà sản xuất nước ngoài

+ Công ty kinh doanh mỹ phẩm sản xuất trong nước nhưng không phải là nhà sản xuất mỹ phẩm

- Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm gồm:

+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.   

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

. CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

. CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.    

- Trình tự giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

+ Nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như sau:

. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Thẩm quyền thuộc Cục Quản lý dược - Bộ Y tế.

. Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Thẩm quyền thuộc Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất (Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước)

. Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

+ Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

+ Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Hồ sơ bổ sung của đơn vị gồm: Văn bản giải trình về việc sửa đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố; Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố) hoặc tài liệu khác được sửa đổi, bổ sung;

+ Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

+ Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm này.

thanh-lap-cong-ty-my-pham-1
Thành lập công ty mỹ phẩm

III. Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Để thành lập công ty mỹ phẩm, bạn cần lưu ý một số điều kiện sau:

1. Ngành nghề kinh doanh và loại hình cho công ty

- Mở công ty mỹ phẩm thì phải chọn mã ngành nghề cùng ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mỹ phẩm. bạn có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh như:

4649:  Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.

4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu động hoặc tại chợ

- Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Tùy vào cách thức hoạt động, số lượng thành viên, cổ đông mà chọn hình thức hợp lý nhất. 

2. Các loại vốn của công ty kinh doanh mỹ phẩm và chọn người đại diện pháp luật

- Bạn thắc mắc Mở công ty mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? thì công ty kinh doanh mỹ phẩm sẽ cần có các loại vốn cơ bản để được mở công ty. Trong đó, vốn điều lệ là loại vốn cần kê khai đầu tiên. Doanh nghiệp phải kê khai vốn điều lệ phù hợp với khả năng của công ty. Bên cạnh đó, còn có vốn pháp định, các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định có quy định rất rõ ràng trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

- Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm hãy chọn một người có kinh nghiệm, có khả năng để làm người đại diện pháp luật cho công ty. Ngoài ra, người đại diện là người có trọng trách quan trọng đối với công ty, nên hãy chọn người không vi phạm những quy định về người đại diện theo pháp luật.

3. Đặt địa chỉ và tên công ty kinh doanh mỹ phẩm

- Công ty kinh doanh mỹ phẩm phải có địa chỉ cụ thể ở lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng địa chỉ ảo, địa chỉ giả hay địa chỉ sai. Những nơi cấm dùng làm địa điểm kinh doanh cũng không được đặt địa chỉ công ty mỹ phẩm ở đó. 

- Khi đặt tên cho công ty kinh doanh mỹ phẩm bạn phải lưu ý đặt đủ theo cấu trúc loại hình công ty + tên riêng. Tên riêng phải tuân thủ những quy định của pháp luật về tên công ty như không giống hay trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không có từ ngữ thiếu văn hóa, không dùng tên của cơ quan chức năng hay lực lượng vũ trang làm tên công ty. 

IV. Vốn điều lệ của công ty mỹ phẩm

Vốn điều lệ của công ty mỹ phẩm là số tiền mà các cổ đông đóng góp vào công ty khi thành lập. Đây là nguồn vốn cố định, được sử dụng để đảm bảo hoạt động và phát triển của công ty. Quy định về vốn điều lệ được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan.

Việc xác định vốn điều lệ phải tuân theo quy định pháp luật và được ghi rõ trong giấy đăng ký kinh doanh của công ty mỹ phẩm. Vốn điều lệ có thể được đóng góp bằng tiền mặt, tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản khác.

Vốn điều lệ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên khả năng thanh toán của công ty, thể hiện sự cam kết và trách nhiệm của cổ đông đối với hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, vốn điều lệ cũng là cơ sở để đánh giá giá trị và quy mô của công ty, cũng như định hình các quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

Vốn điều lệ của công ty mỹ phẩm được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm mua sắm nguyên liệu, trang thiết bị, thuê văn phòng, chi trả lương, chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, nghiên cứu và phát triển, mở rộng sản xuất và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới.

Qua đó, vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của công ty mỹ phẩm, đồng thời ghi nhận trách nhiệm và cam kết của cổ đông đối với hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ của công ty mỹ phẩm bao gồm các thành phần chi tiết sau:

  • Tiền mặt: Số tiền mà các cổ đông đóng góp bằng tiền mặt để đầu tư và hoạt động công ty.
  • Tài sản cố định: Bao gồm các tài sản như nhà xưởng, thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất và phân phối.
  • Tài sản không cố định: Gồm các tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, thương hiệu và giấy phép kinh doanh.
  • Cổ phiếu: Cổ đông đóng góp vốn bằng cách sở hữu cổ phiếu công ty. Mức vốn điều lệ phụ thuộc vào quy mô và mục tiêu kinh doanh của công ty mỹ phẩm.

Vốn điều lệ của công ty mỹ phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu kinh doanh của công ty. Thông thường, mức vốn điều lệ có thể từ vài triệu đến hàng tỷ đồng. Việc xác định số tiền cụ thể yêu cầu vốn điều lệ phải dựa trên kế hoạch kinh doanh chi tiết của công ty, bao gồm các yếu tố như quy mô sản xuất, phân phối, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường. Điều này có thể được thảo luận và quyết định bởi các cổ đông và ban điều hành công ty.

>> Cùng ACC tìm hiểu thêm và chi tiết hơn qua bài viết: Thủ tục, điều kiện cấp giấy chứng nhận sản xuất mỹ phẩm

V. Điều kiện sản xuất kinh doanh mỹ phẩm

Muốn mở công ty sản xuất mỹ phẩm bạn cần biết về Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm online, có chiến lược, Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm xách tay. Ngoài ra bạn đáp ứng các điều kiện về nhân sự, về cơ sở vật chất và về hệ thống chất lượng quản lý của cơ sở theo quy định tại Nghị định số 93/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Đồng thời, để có thể sản xuất mỹ phẩm, bạn cần Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Chi tiết như sau:

Thứ nhất, về hồ sơ Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm:

– Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (Mẫu 02 – Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2016/NĐ-CP);

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng và sơ đồ thiết kế của toàn bộ cơ sở sản xuất;

– Danh sách các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất…hiện có của cơ sở;

– Các giấy tờ khác tùy theo loại mỹ phẩm được sản xuất và dây chuyền sản xuất.

Các hồ sơ trên được lập thành 01 bộ và nộp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép để xem xét, thẩm định hồ sơ trước khi tiến hành thẩm định cơ sở sản xuất thực tế của doanh nghiệp.

Thứ hai, thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất mỹ phẩm:

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất mỹ phẩm là Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt địa điểm của cơ sở sản xuất mỹ phẩm cần xin giấy phép.

– Cách thức nộp hồ sơ: doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở Y tế hoặc nộp qua đường bưu điện tới Sở Y tế để được tiếp nhận hồ sơ.

– Thời gian thực hiện:

+ Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sản xuất mỹ phẩm, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: Sở Y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Sở Y tế ra văn bản thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Sở Y tế nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp và lệ phí thẩm định theo quy định từng thời điểm, Sở Y tế sẽ thông báo lịch kiểm tra, thẩm định cơ sở sản xuất:

Trường hợp cơ sở sản xuất đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cấp phép thì Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho doanh nghiệp.

Trường hợp cơ sở sản xuất không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cấp phép thì Sở Y tế ra văn bản thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, khắc phục các điều kiện còn thiếu hoặc chưa phù hợp.

+ Trường hợp doanh nghiệp phải sửa đổi, khắc phục cơ sở thì thực hiện theo quy định sau:

Doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, khắc phục, bổ sung các điều kiện theo hướng dẫn của Sở Y tế và gửi báo cáo đến Sở Y tế.

Sở Y tế có trách nhiệm xem xét, thẩm tra lại các báo cáo của doanh nghiệp gửi đến, trường hợp cần thiết có thể kiểm tra lại cơ sở sản xuất mỹ phẩm của doanh nghiệp.

Trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam, có một số công ty hàng đầu được công nhận với chất lượng và đa dạng sản phẩm. Những công ty này không chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chất lượng cao, mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Với sự kết hợp giữa thành phần tự nhiên, công nghệ tiên tiến và tiêu chuẩn sản xuất cao.

>> Hãy cùng ACC theo dõi Top 10 Công ty mỹ phẩm uy tín, đạt chuẩn tại Việt Nam.

VI. Thời gian thành lập công ty phân phối mỹ phẩm

Thời gian thành lập công ty phân phối mỹ phẩm thường từ 5 đến 7 ngày làm việc. Trong đó, thời gian chuẩn bị hồ sơ khoảng 2 đến 3 ngày, thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả khoảng 3 ngày. Thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp, cũng như khả năng xử lý hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh.

VII. Chi phí thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Chi phí thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm bao gồm các khoản sau:

  • Phí nộp hồ sơ thành lập công ty: 50.000 đồng/lần
  • Phí công bố thông tin doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần
  • Phí in ấn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 200.000 đồng/giấy
  • Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm mỹ phẩm: 1.000.000 đồng/sản phẩm

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chi cho các khoản khác như:

  • Chi phí thuê văn phòng
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị
  • Chi phí marketing
  • Chi phí nhân sự

VIII. Để kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp cần có những giấy phép nào?

Để kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp cần có các giấy phép sau:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy phép do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ,...

2. Giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm mỹ phẩm

Giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm mỹ phẩm là giấy phép do Cục Quản lý Dược cấp cho sản phẩm mỹ phẩm, cho phép sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường. Giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các thông tin cơ bản về sản phẩm mỹ phẩm như tên sản phẩm, thành phần, công dụng,...

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần lưu ý các quy định của pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm, chẳng hạn như:

  • Có nhân viên bán hàng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bán hàng mỹ phẩm
  • Có kho bảo quản mỹ phẩm đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn
  • Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm mỹ phẩm trước hoặc sau khi thành lập công ty.

IX. Mọi người cũng hỏi

1. Tiêu chuẩn thành lập công ty mỹ phẩm là gì?

Để thành lập công ty mỹ phẩm, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Có ít nhất 02 thành viên là công dân Việt Nam
  • Vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ đồng
  • Có phương án kinh doanh khả thi
  • Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam

2. Mẫu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định ở đâu?

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) theo mẫu quy định trong Thông tư 06/2011/TT-BYT, kèm theo dữ liệu công bố.

3. Những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty mỹ phẩm?

Sau khi thành lập công ty mỹ phẩm thì doanh nghiệp cần lưu ý đóng các loại thuế cho cơ quan thuế gồm: Thuế Môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất ( Nếu doanh nghiệp thuế đất của nhà nước).

4. Công ty Luật ACC có hướng dẫn viết Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho khách hàng sử dụng dịch vụ không?

Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty Luật ACC với kinh nghiệm gặp gỡ, làm việc với cá nhân, doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn chính xác cho những khách hàng cần tư vấn pháp lý. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí phải chăng, đáp ứng hoàn hảo nhất mong muốn của khách hàng.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên viên chủ động liên hệ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất. Trân trọng!

✅ Thủ tục: ⭕ Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
✅ Kinh nghiệm: ⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm
✅ Năng lực: ⭕ Chuyên viên trình độ cao
✅ Cam kết: ⭐ Thủ tục nhanh gọc
✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (999 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo