Quy định pháp luật về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng

Người sử dụng đất có thể được nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bằng cách thuê đất từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đất được thuê có thể là đất công ích, đất thương mại, dịch vụ, đất nông nghiệp…Nhiều người có nhu cầu thuê đất không hiểu rõ thẩm quyền cho thuê đất, đặc biệt là thẩm quyền cho thuê đất công ích. Vậy Quy định pháp luật về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Quy định về giao đất rừng phòng hộ, giao đất rừng sản xuất

Quy định pháp luật về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng

1. Giao rừng và cho thuê rừng

Cụ thể là:

- Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng đối với các ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; đơn vị vũ trang nhân dân; hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ở đó để quản lí, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, Nhà nước còn có thể cho các tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

- Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các ban quản lí rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lí, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt đồng thời, Nhà nước còn có thể cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường (Xem: Mục 2 chương II Luật bảo vệ và phát triển rừng và Chương III Nghị định của Chính phù số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng).

- Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiến và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; ban quản lí rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã được giao cho ban quản lí. Nhà nước cũng giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng ttồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật đầu tư. Nhà nước còn có thể cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái. Nhà nước cũng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo luật đầu tư, kết hợp với sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái.

- Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng được quy định cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Theo đó, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao rừng cho các tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ờ nước ngoài và cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giao và cho các hộ gia đình, cá nhân thuê rừng.

2. Thu hồi rừng

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thể sẽ bị thu hồi diện tích rừng đã được giao ưong các trường hợp sau đây:

- Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích côrig cộng như để đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế theo quy hoạch...

- Chủ rừng không còn hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng.

Chẳng hạn như: Chủ rừng là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế họp pháp; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng...

- Chủ rừng vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ và sử dụng rừng, phát triển rừng.

- Rừng được giao không đúng thẩm quyền hoặc không được gia hạn khỉ đã hết thời hạn.

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng cho các mục đích còng cộng hoặc trong trường hợp chủ rừng tự nguyện trả lại rừng hay thời hạn sử dụng rừng đã hết thì chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi. Việc bồi thường này được thực hiện bằng các hình thức như: Giao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để ttồng rừng mới; bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đây là khoản tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng trong thời gian còn lại mà chủ rừng được giao, được thuê từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lí và sử dụng rừng. Thẩm quyền thu hồi rừng được quy định trùng với thẩm quyền giao rừng. Nghĩa là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao loại rừng nào thì cũng có thẩm quyền thu hôi loại rừng đó.

Trên đây là các thông tin về Quy định pháp luật về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (998 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo