Quy định về chế độ thai sản bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ cơ bản và có ý nghĩa vô cùng quan trọng của bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay có những quy định và điều kiện khác nhau về chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Vậy chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất có những nội dung gì?

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội... đều có sự tham gia của lao động nữ. Cùng với việc tham gia lao động để có những đóng góp cho xã hội, lao động nữ còn thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con, gánh vác công việc gia đình. Chính vì vậy, để bảo vệ lao động nữ khi họ thực hiện thiên chức này, đồng thời tạo điều kiện để đảm bảo và thức đẩy bình đẳng giới thì cần phải đảm bảo thu nhập cho lao động nữ trong thời gian họ mang thai, sinh con. Xuất phát từ đó, chế độ thai sản bảo hiểm xã hội cho người lao động luôn được chú trọng và được coi là chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các chế độ bảo hiểm xã hội. Hiện nay, các quy định về chế độ thai sản bảo hiểm xã hội được ghi nhận trong hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất, hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. CHẾ ĐỘ THAI SẢN BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ GÌ?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, “bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, từ đây có thể hiểu chế độ thai sản bảo hiểm xã hội là chế độ nhằm đảm bảo hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập liên quan đến thai sản trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

“ a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

....

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”.

Tuy nhiên, từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực thay thế Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, chỉ còn 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. 

Như vậy, đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc vào năm 2021 cũng thay đổi, cụ thể chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn mà không còn đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

2.2. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“ Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Ngoài ra, điều kiện hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội còn được quy định chi tiết tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Như vậy, từ đây có thể hiểu, người lao động được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội không chi là lao động nữ mà còn có thể là lao động nam. Sự kiện thai sản ở đây bao gồm mang thai, sinh con hoặc có thể có các sự kiện thai sản khác như nuôi con, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

2.3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Hồ sơ đăng ký nhận hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Quyết định số 166/QĐ-BHXH về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

  Thủ tục đăng ký nhận hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội như sau:

- Người lao động cần nộp Hồ sơ hưởng chế độ thai sản 2021 theo quy định cho người sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp người lao động nữ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú mà không thông qua người sử dụng lao động. (Theo Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc).

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chế độ thai sản cho chồng 2021 từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo mẫu quy định và nộp kèm với các giấy tờ tiếp nhận từ người lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý đơn vị. 

Trường hợp hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thai sản thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động mà đủ điều kiện hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

2.4. Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Ngoài ra, mức hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội cũng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. 

2.5. Thời gian hưởng chế độ thai sản

Thời gian hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội và hướng dẫn cụ thể tại Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Thời gian nghỉ khám thai;

- Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu;

- Thời gian nghỉ sinh con;

- Thời gian nghỉ khi nhận con nuôi;

- Thời gian nghỉ của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Thời gian nghỉ trong một số trường hợp khác.

Ngoài ra, tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con nhưng để thực hiện quyền này, lao động nữ phải đảm bảo một số yêu cầu: sau khi đã nghỉ hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội ít nhất được 04 tháng và phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

3. DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA LUẬT ACC

3.1. Dịch vụ tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội của Luật  ACC có lợi ích gì?

Chúng tôi tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn lao động, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến chế độ thai sản bảo hiểm xã hội.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội nói riêng và tư vấn lao động nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

3.2. Quy trình tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội tại Luật ACC

Ngoài việc tư vấn trực tiếp về thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội tại văn phòng, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email.

3.3. Một số câu hỏi của khách hàng khi tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội tại Luật ACC

3.3.1. Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

Nhiều người thắc mắc sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định điều kiện để hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Trong đó, Điều luật này không quy định về việc giới hạn số lần sinh con được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp người lao động sinh con thứ ba mà đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Điều 31 thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. 

3.3.2. Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, theo Điều luật này, để được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội thì người lao động cần tuân thủ điều kiện về thời hạn về đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Để lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhận mang thai hộ hoặc nuôi con sơ sinh dưới 06 tháng hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội thì phải đáp ứng điều kiện đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

- Trường hợp người lao động đã đóng Bảo hiểm y tế từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai, được cơ sở y tế yêu cầu phải nghỉ việc thì điều kiện hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội là chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 

- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện nêu trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội.

3.3.3. Dừng đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?

Việc dừng đóng bảo hiểm xã hội nhưng đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội.

3.3.4. Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản?

Để được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội, bạn cần phải đáp ứng điều kiện tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định chi tiết về Điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó, pháp luật không có quy định phải bắt buộc đóng từ đủ 6 tháng trở lên liên tục nên việc đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng nhưng đủ số tháng theo quy định thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn chế độ thai sản bảo hiểm xã hội hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau:

Hotline: 1900.3330 

Zalo: 084.696.7979 

Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (273 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo