Số giấy phép kinh doanh vận tải là gì? (Cập nhật năm 2024)

Kinh doanh vận tải nói chung ngày càng phát triển cùng với sự phát triển, lưu thông của xã hội. Nhà nước đã quy định về giấy phép kinh doanh vận tải để quản lý hoạt động này. Trên giấy phép có xuất hiện số giấy phép kinh doanh vận tải. Vậy đây là ký hiệu gì? Hãy cùng ACC tìm câu trả lời trong bài viết “Số giấy phép kinh doanh vận tải là gì?”.

thu-tuc

Số giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

1. Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật. Hiện nay, các lĩnh vực phải xin giấy phép này bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Lưu ý: Tuy nhiên trước khi muốn xin giấy phép kinh doanh vận tải cho ô tô, thì cá nhân tổ chức phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước, có thể đăng ký theo loại hình hộ kinh doanh hoặc loại hình công ty, tùy theo nhu cầu và mong muốn của mình. 

2. Giấy phép kinh doanh vận tải khác Giấy phép kinh doanh như thế nào?

  Giấy đăng ký kinh doanh Giấy phép kinh doanh vận tải
Cơ quan cấp Sở Kế hoạch & Đầu tư Sở Giao thông vận tải
Trình tự cấp Cấp trước Cấp sau khi có giấy ĐKKD

Trong giấy ĐKKD phải có mã ngành kinh doanh vận tải

Thời hạn sử dụng Vô thời hạn 7 năm
Mức độ phức tạp Đơn giản Rất phức tạp

3. Số giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Số giấy phép kinh doanh vận tải chính là số ký hiệu của Giấy phép kinh doanh vận tải do Sở Giao thông vận tải cấp.

Số Giấy phép kinh doanh vận tải để phân biệt Giấy phép của đơn vị được cấp này với đơn vị được cấp khác, thuận tiện hơn cho Cơ quan nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.

>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/hoặc giấy thành lập các tổ chức khác: 02 bản sao

- Giấy giới thiệu cho người đại diện: 02 bản chính

- CMND người đại diện: 01 bản chính

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung giấy phép): 01 bản chính

- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải: 01 bản sao

- Phương án kinh doanh: 01 bản chính

- Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông: 01 bản chính

- Chứng từ chứng minh kho bãi: 01 bản sao

- Thiết bị giám sát hành trình theo chuẩn: 01 bản sao

5. Không có giấy phép kinh doanh vận tải xử phạt ra sao?

Hình thức xử phạt:

a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;

b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;

c) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

d) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;

đ) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

e) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;

g) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);

h) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định.

Như vậy, với lỗi kinh doanh dịch vụ vận tải mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi “Số giấy phép kinh doanh vận tải là gì?” và những vấn đề liên quan. Quý vị có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài của ACC để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo