Hiện nay, do xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu nên các vấn đề về đầu tư nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh và nâng cao. Trong đó không thể không nhắc đến các doanh nghiệp FDI. Tác động của đại dịch COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước gia tăng... đã khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư toàn cầu thay đổi đáng kể. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến đà phục hồi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mà còn như một chất xúc tác thúc đẩy các xu hướng dịch chuyển FDI diễn ra nhanh chóng hơn, tác động đến mọi quốc gia trên thế giới cũng như đến các chính sách đầu tư hiện nay. Vậy quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Khái quát về doanh nghiệp FDI
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh.
Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp FDI là gì cũng như chưa có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này mà chỉ có giải thích chung về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Cụ thể, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp FDI có thể hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Một số đặc điểm của doanh nghiệp FDI có thể kể đến như:
- Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
- Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
- FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
- Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa
- Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế
Theo quy định của Luật đầu tư 2020, các doanh nghiệp FDI sẽ được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.
2. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp FDI
Hiện tại thị trường Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI khá đa dạng, tồn tại rất nhiều những hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI như sau:
- Doanh nghiệp có 100% vốn FDI
Đây là một trong những hình thức ít phổ biến hơn tại Việt Nam, hình thức phổ biến nhất là đầu tư theo kiểu liên doanh hợp tác với tổ chức của Việt Nam. Đây là hình thức dưới dạng 1 thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được hình thành nhằm mục đích khác của chủ đầu tư tại nước sở tại. Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới sự điều hành quản lý của nhà đầu tư nước ngoài nhưng còn tùy thuộc vào môi trường kinh doanh của quốc gia và khu vực đó về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, độ cạnh tranh…
- Hình thức hợp tác liên doanh theo hợp đồng liên doanh
Hình thức khá phổ biến đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là hợp tác dưới hình thức liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
- Đầu tư FDI theo hình thức BOT – xây dựng, vận hành, chuyển giao
Đây là hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi lại vốn & có được mức lợi nhuận hợp lý. Sau đó thực hiện chuyển giao không bồi hoàn công trình đã thực hiện cho nước chủ nhà.
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam, do người Việt Nam quản lý hoặc người nước ngoài làm việc tại chi nhánh đó. Đây cũng gần giống như vốn đầu tư 100% vì toàn bộ vốn của chi nhánh là của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài.
Để biết thêm về cách thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hãy cùng công ty Luật ACC tìm hiểu: Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI mới nhất 2023.
3. Quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) hoạt động thương mại cần được cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nhưng có một số trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP không phải cấp Giấy phép kinh doanh như sau:
"1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp."
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thì không thuộc trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh.
4. Một số câu hỏi thường gặp
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bằng mấy cách?
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện thành lập thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI gián tiếp tại Việt Nam như thế nào?
Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam.
- Ví dụ về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?
Hiện nay, có thể kể đến một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam/Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung; Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam…
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận