Tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của quốc gia. Vì thế nên vấn đề thực hiện các chính sách liên quan tới tài sản công là một trong các chính sách để bảo vệ và phát huy giá trị của các nguồn lực của quốc gia và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Vậy tài sản công là gì, việc quản lý tài sản công được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC về Quy trình quản lý tài sản công cụ dụng cụ hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Quy trình quản lý tài sản công cụ dụng cụ
1. Khái niệm tài sản công
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
1. Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
4. Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
7. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
3. Quy trinh quản lý tài sản công cụ dụng cụ
1. Quy trình mua sắm nhỏ (đối với tài sản có giá trị dưới 05 triệu đồng)
TT | Hoạt động | Trách nhiệm | Mô tả | Biểu mẫu |
1 | Đề nghị trang bị tài sản | Trưởng các phòng, ban |
Làm văn bản đề nghị trang bị tài sản
|
|
2 | Tổng hợp xem xét | Chánh Văn phòng và chuyên viên phụ trách |
Tổng hợp, xem xét đánh giá tình trạng tài sản, thống kê số lượng tài sản cần trang bị, lấy báo cáo của đơn vị cung cấp, làm phiếu trình xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục. |
|
3 | Phê duyệt | Lãnh đạo Cục | Phê duyệt đề xuất của Văn phòng | |
4 | Thực hiện mua sắm và bàn giao | Chánh Văn phòng | Thực hiện ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Cục, Văn phòng tiến hành mua sắm tài sản và ban giao cho người sử dụng như đã đề nghị. | |
5 | Đề nghị thanh toán | Cán bộ phụ trách | Sau khi tài sản đã được trang bị, yêu cầu đơn vị cung cấp xuất hóa đơn Tài chính và làm giấy đề nghị thanh toán. | |
6 | Thanh toán | Kế toán | Kiểm tra hóa đơn, chứng từ và chuyển tiền trả đơn vị cung cấp. | |
2. Quy trình mua sắm lớn (cần xin ý kiến từ Bộ, đối với tài sản có giá trị trên 05 triệu đồng). | ||||
TT | Hoạt động | Trách nhiệm | Mô tả | Biểu mẫu |
1 | Đề nghị trang thiết bị tài sản | Trưởng các đơn vị |
Làm đề nghị mua sắm trang bị tài sản |
|
2 | Tổng hợp và xem xét | Chánh Văn phòng, chuyên viên phụ trách | - Căn cứ vào đề nghị của các đơn vị. Văn phòng thống kê, kiểm tra lại tài sản của cơ quan để cân đối, tài sản nào được trang bị, loại tài sản nào chưa được trang bị.
- Văn phòng có trách nhiệm thống kê đề nghị của các phòng, cân đối số lượng và làm phiếu trình xin ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng. |
|
3 | Phê duyệt | Cục trưởng | Phê duyệt đề xuất của Văn phòng | |
4 | Trình Lãnh đạo Bộ | Chánh Văn phòng | Văn phòng xây dựng tờ trình kèm theo kế hoạch mua sắm tài sản, trình Cục trưởng ký trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch và cấp kinh phí thực hiện. | |
5 | Lãnh đạo Bộ phê duyệt | Lãnh đạo Bộ | Phê duyệt đề xuất của Cục và ra quyết định phê duyệt danh mục mua sắm tài sản, nguồn kinh phí mua sắm. | |
6 | Thực hiện việc mua sắm tài sản | Chánh Văn phòng; tổ mua sắm | Sau khi Bộ đồng ý chủ trương và ra quyết định phê duyệt danh muc mua sắm tài sản, nguồn kinh phí mua sắm. Văn phòng tiến hành làm tờ trình phê duyệt dự toán các hạng mục được mua, hình thức mua sắm và trình Cục trưởng quyết định ( kèm theo các báo giá)
Sau khi Cục trưởng phê duyệt các quyết định phê duyệt dự toán và hình thức mua sắm tài sản, văn phòng tiến hành các thủ tục tiếp theo. |
|
7 | Thực hiện giao nhận tài sản | Chánh Văn phòng, tổ mua sắm, Đơn vị cung cấp |
Hai bên tiến hành bàn giao và nhận hàng hóa như các điều khoản đã ghi trong hợp đồng |
|
8 | Bàn giao tài sản cho các đơn vị | Chánh Văn phòng, Trưởng các đơn vị |
Sau khi tài sản được vận chuyển lắp đặt tại các phòng như đã đề nghị, Văn phòng tiến hành bàn giao tài sản cho người sử dụng. |
|
9 | Thực hiện nghiệm thu hợp đồng | Chánh Văn phòng, Đơn vị cung cấp |
Lập biên bản bàn giao và nghiệm thu hợp đồng giữa hai bên |
|
10 | Thanh lý hợp đồng | Chánh Văn phòng, đơn vị cung cấp | Sau khi đơn vị cung cấp xuất hóa đơn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính bàn hành.
Ký biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên. Gửi Bộ phận kế toán chuyển tiền cho đơn vị cung cấp. |
|
12 | Lưu hồ sơ | Văn Phòng | Văn Phòng tiến hành lập và lưu giữ hồ sơ theo quy định ở mục 7 của quy trình này
|
3. Quản lý tài sản, công cụ dụng cụ
TT | Hoạt động | Trách nhiệm | Mô tả | Biểu mẫu |
1 | Quản lý, tiếp nhận, phân bổ tài sản | Văn phòng | - Chuyên viên được giao tiếp nhận tài sản, xem xét nhân sự và hồ sơ lưu của các tài sản để lên kế hoạch thay thế, lắp mới cho các CBCC trong cơ quan.
- Văn phòng giúp Cục trưởng thống nhất quản lý tài sản của cơ quan; đề xuất nội dung mua sắm, thu hồi, thanh lý tài sản và cải tạo sửa chữa trụ sở của cơ quan. - Tài sản chung mang ra ngoài cơ quan phải có xác nhận của Chánh Văn phòng. |
|
2 | Lập hồ sơ tài sản | Chuyên viên theo dõi tài sản | Lập sổ theo dõi tài sản, lưu 01 các biên bản bàn giao thiết bị tới từng người sử dụng cuối.
Chuyển các biên bản bàn giao tài sản về bộ phận Kế toán để thực hiện các thủ tục quyết toán theo quy định. |
|
3 | Bảo trì, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa | Người được giao tài sản | - Bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ và quy định của từng loại tài sản.
- Tài sản hư hỏng mất mát phải có phiếu báo kịp thời, trường hợp mất tài sản không rõ nguyên nhân thì tập thể, cá nhân được giao tài sản phải bồi hoàn theo quy định của Nhà nước. |
|
4 | Theo dõi và tính khấu hao hàng năm | Kế toán | - Kế toán theo dõi trên sổ sách, kiểm kê và khấu hao tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật. |
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Quy trình quản lý tài sản công cụ dụng cụ. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Quy trình quản lý tài sản công cụ dụng cụ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận