Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của quốc gia. Để thực hiện điều này, các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được ban hành và liên tục cập nhật, nhằm kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm.Vậy hiện nay có Một số quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Một số quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả xử lý, chế biến, bảo quản và lưu giữ thực phẩm bằng những phương pháp khác nhau để phòng chống, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật do thực phẩm gây ra.
2. Một số quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm 2010 (được sửa đổi tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 05/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 20/9/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 30/01/2022 sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
- Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;
- Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Nghị định 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 về kinh doanh rượu;
- Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Thông tư 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Thông tư 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 quy định về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư 10/2021/TT-BYT ngày 30/6/2021 quy định về Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
- Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để biết thêm thông tin về Các tiêu chuẩn, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây!
3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Khu vực bếp ăn được bố trí hướng đi một chiều, đảm bảo không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm chín.
- Nguồn nước kinh doanh phải đảm bảo sạch sẽ, đủ khối lượng sử dụng và đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ chế biến, kinh doanh.
- Có đầy đủ dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Cống rãnh thoát nước tại khu vực chế biến, nhà bếp phải thông thoáng, không ứ đọng rác thải, tránh tình trạng tắc cống gây ô nhiễm.
- Nhà ăn phải thông thoáng, đủ sáng, mát mẻ, tuân thủ quy định vệ sinh sạch sẽ và có các biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, tránh bụi mịn và côn trùng xâm nhập.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể phải có trách nhiệm giữ gìn và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy đăng ký kinh doanh.
2. Đơn vị sản xuất, kinh doanh ngành hàng thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Phải có địa điểm kinh doanh, diện tích thích hợp và có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Nguồn nước sử dụng phải đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Các trang thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm và vận chuyển phải phù hợp, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và đồng vật gây hại. Tuy nhiên, các loại thiết bị, dụng cụ này phải an toàn với sức khỏe con người.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu dùng để sản xuất thực phẩm và các tài liệu khác về quy trình sản xuất, kinh doanh.
- Tuân thủ quy định về đảm bảo sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm liên quan.
- Có đặt ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Mỗi loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ chịu trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng riêng. Cụ thể:
- Sở Y tế có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn.
- Sở Công thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Mức xử phạt vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Mức xử phạt vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy phép an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy phép an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
6. Các câu hỏi thường gặp
Tại sao vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng?
-Vệ sinh an toàn thực phẩm giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh từ thực phẩm.
Nên sử dụng loại thực phẩm nào để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn?
- Sử dụng thực phẩm tươi mới và chế biến chúng nhanh chóng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Làm thế nào để kiểm soát nhiệt độ lưu trữ thực phẩm?
- Sử dụng tủ lạnh và tủ đông để bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Một số quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận