Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc uỷ quyền thế chấp quyền sử dụng đất? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Quy định về việc ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất
I. Uỷ quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng
Căn cứ theo Điều 562 Luật dân sự 2015 thì việc ủy quyền vay thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận. Chính vì vậy khi bạn có hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu tài sản đảm bảo hoặc bạn viết hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền cho người khác để đi vay thế chấp thì người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng.
Tuy vậy, các ngân hàng thường muốn chủ sở hữu tài sản đảm bảo có mặt để vay thế chấp để hạn chế vấn đề rủi ro. Trên thực tế, có rất nhiều vụ lừa đảo đã xảy ra khi ủy quyền vay thế chấp dẫn tới nợ xấu. Khi nợ xấu xảy ra, bên chịu hậu quả nhiều khi là ngân hàng khi tiền mất mà tài sản đảm bảo lại không thể phát mãi do xảy ra tranh chấp.
II. Thủ tục uỷ quyền thế chấp quyền sử dụng đất
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Hợp đồng ủy quyền phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
- Dự thảo hợp đồng ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng ủy quyền mà pháp luật quy định phải có. Nếu bản sao trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính thì phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Thời gian giải quyết: Không quá 2 ngày làm việc; còn đối với yêu cầu công chứng phức tạp thì không quá 10 làm việc.
III. Chi phí công chứng uỷ quyền
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC về mức phí công chứng hợp đồng về quyền sử dụng đất:
“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
3. Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
TT |
Loại việc |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp |
40 nghìn |
2 | Công chứng hợp đồng bảo lãnh |
100 nghìn |
3 | Công chứng hợp đồng ủy quyền |
50 nghìn |
4 | Công chứng giấy ủy quyền |
20 nghìn |
5 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) |
40 nghìn |
6 | Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
25 nghìn |
7 | Công chứng di chúc |
50 nghìn |
8 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản |
20 nghìn |
9 | Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác |
40 nghìn |
Như vậy: Mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng/hợp đồng.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Quy định về việc ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Quy định về việc ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận