Một số Quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, các quy định pháp luật nghiêm ngặt đã được ban hành nhằm kiểm soát mọi khía cạnh từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến phân phối thực phẩm. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn nâng cao uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Vậy Một số quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiện nay là những quy định nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu ngay nhé.

Một số Quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Một số Quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Kinh doanh thực phẩm là gì?

Kinh doanh thực phẩm là hoạt động kinh doanh bao gồm việc sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối, bán buôn, bán lẻ thực phẩm và các dịch vụ liên quan đến thực phẩm.

Kinh doanh thực phẩm là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngành kinh doanh thực phẩm bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, từ các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đến các tập đoàn lớn, đa quốc gia.

2. Điều kiện kinh doanh thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương

- Điều kiện chung: cơ sở kinh doanh các loại rượu; bia; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột; tinh bột; bánh, mứt, kẹo.

- Điều kiện riêng:

Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm a mục này và có công suất thiết kế sản xuất:

  • Rượu: nhỏ hơn 03 triệu lít sản phẩm/năm;
  • Bia: nhỏ hơn 50 triệu lít sản phẩm/năm;
  • Nước giải khát: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;
  • Sữa chế biến: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;
  • Dầu thực vật: nhỏ hơn 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;
  • Bánh kẹo: nhỏ hơn 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;
  • Bột và tinh bột: nhỏ hơn 100 ngàn tấn sản phẩm/năm.

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010.

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

- Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm 2010 và các yêu cầu cụ thể sau:

  • Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
  • Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước; rạn nứt; ẩm mốc;
  • Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh; không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
  • Có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
  • Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột; côn trùng; động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
  • Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E; viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 36 Luật An Toàn Thực Phẩm 2010 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể đó là Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (Theo mẫu).Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • 01 bản thuyết minh về cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm), trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 05-10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Thẩm định cơ sở

Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở.

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm .

Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm; biên bản thẩm định ghi rõ phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Sau khi cơ sở báo cáo hoàn thiện; đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại các nội dung chưa đạt.

Nếu cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát; và yêu cầu cơ sở không được tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

4. Nội dung chính của các quy định pháp luật

- Điều kiện kinh doanh:

  • Đăng ký kinh doanh: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Đây là giấy tờ bắt buộc đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Cơ sở vật chất: Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, dụng cụ sản xuất, bảo quản thực phẩm.
  • Con người: Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được đào tạo về an toàn thực phẩm và có giấy xác nhận kiến thức.

- An toàn thực phẩm:

  • Nguyên liệu: Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm khuẩn, hóa chất độc hại.
  • Quá trình sản xuất: Phải tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, có hệ thống kiểm soát chất lượng.
  • Bao bì đóng gói: Bao bì phải đảm bảo vệ sinh, an toàn, bảo quản được sản phẩm.
  • Vận chuyển: Vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.

- Nhãn mác: Sản phẩm phải có nhãn mác ghi rõ nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng.

- Kiểm tra, giám sát: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.

- Xử lý vi phạm: Các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

5. Một số Quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định vê quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Quyết định số 1390/QĐ-BCT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Bộ Công Thương.

Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Văn bản số 3109/BCT-KHCN ngày 20/4/2018 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ATTP.

 Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến ATTP:

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21/11/2007 và các Nghị định hướng dẫn thi hành (như: Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022).

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14/6/2019.

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.

Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.

Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

Để biết thêm thông tin về Quy trình các bước kiểm tra chế biến thực phẩm xin mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây!

6. Các câu hỏi thường gặp

Các hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến là những hình thức nào?

Bao gồm:

  • Kinh doanh thực phẩm tươi sống
  • Cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

  • Tùy theo lĩnh vực và quy mô kinh doanh mà bạn đăng ký VSATTP tại Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương. 

 Có mua được giấy vệ sinh an toàn thực phẩm được không?

  • Không. Tất cả mọi hình thức làm giả mua bán giấy VSATTP đều là vi phạm pháp luật.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Một số Quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Bình luận 

Trong trường hợp vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức phạt cụ thể là bao nhiêu?

Mình muốn hỏi về các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo thực phẩm, có những hạn chế gì về nội dung quảng cáo mà doanh nghiệp cần chú ý?

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    hannah nguyen
    Mình muốn hỏi về các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo thực phẩm, có những hạn chế gì về nội dung quảng cáo mà doanh nghiệp cần chú ý?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạ
    Trả lời
    H
    Hân
    Trong trường hợp vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức phạt cụ thể là bao nhiêu?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo