Phân tích các nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp tới quý bạn đọc thông tin về Phân tích các nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại.

Nguyên Tắc Thực Hiện Hợp đồng Thương Mại

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Với tư cách là Luật chung điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự đã quy định nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Đây cũng là nguyên tắc chung của hợp đồng thương mại - một loại hợp đồng dân sự mang tính đặc thù.

2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại.

Thứ nhất, thực hiện đúng hợp đồng

Các bên thực hiện đúng, đầy đủ đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Nguyên tắc này đòi hỏi, mọi cam kết, thoả thuận trong hợp đồng đều được cậc bên tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là không phải chỉ trong quá trình giao kết mà các bên bình đẳng với nhau cả trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu với chính mỗi bên giao kết hợp đồng, họ cần hiểu nrăng, thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của mình.

Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần họp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

Thực hiện hợp đồng trung thực là một bảo đảm để nguyên, tăc thực hiện đúng được thực hiện trên thực tê. Bởi nêu một trong số các bên thực hiện hợp đồng không trung thực có thể dẫn đến hiện tượng lừa dối đối với một hoặc các bên còn lại trong hợp đồng thương mại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể có nhiều lý do chủ quan, khách quan gây khó khăn cho các bên, các bên cần trung thực và tìm cách cùng tháo gõ, giải quyết trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho tất cả các bên. Sự tin cậy lẫn nhau cũng là một yếu tố để các bên có thể trung thực, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng mỗi bân cần quan tâm, tôn trọng quyền lợi của bên kia trong cùng hợp đồng chứ không chỉ biết đến các lợi ích của mình.

Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Nếu trong giao kết hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không xâm hại đến lợi ích của người thử ba đó là lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác. Trong ứường hợp việc thực hiện hợp đồng thương mại không thuộc phạm vi các hoạt động thương mại bị pháp luật cấm nhưng lại xâm hại đến lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác thì các bên không được thực hiện các hoạt động đó. Nguyên tắc này lại đặt ra yêu cầu đôi với hại bên rằng, không chỉ biết tới quyền lợi của mình, của bên kia trong hợp đồng mà còn phải quan tâm đến lợi ích của người thứ ba.

3. Nội dung của hợp đồng thương mại.

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, hình thức hợp đồng... các bên có thể thoà thuận về những nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:

- Đối tượng của hợp đồng

Là tài sản (hàng hoá) phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm. Thông tin này cần được thoả thuận cụ thể, rõ ràng bằng tiếng Việt phổ thông, kể cả tên nước ngoài (nếu có).

- Số lượng, chất lượng

+ Số lượng hàng hoá là khối lượng, trọng lượng, số lượng hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, cần xác định rõ đơn vị đo lường, tiêu chuẩn đo lường, phương thức xác định số lượng.

+ Chất lượng hàng hoá là phẩm chất, chất liệu, chủng loại, bao bì đóng gói... hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả yếu tố xác định bên trong và yếu tổ xác định bên ngoài của hàng hoá, dịch vụ. Các bên thoả thuận phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn đã công bố. Đây là yếu tố cần được mô tả cụ thể bởi nó gồm cả yếu tố bên ngoài (hình thức) với yếu tố bên trong (phẩm chất). Cá biệt có loại hàng hoáng, dịch vụ, chất lượng chỉ thể hiện ở hình thức bên ngoài hoặc phẩm chất bên trong của nó.

- Giá, phương thức thanh toán

+ Giá là số tiền trên một đơn vị hàng hoá, dịch vụ. Các bên cần thoả thuận cụ thể về tổng giá trị hợp đồng trên cơ sở giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

+ Phương thức thanh toán là cách thức các bên thanh toán tiền cho nhau. Trong nền thương mại phát triển có nhiều hình thức thanh toán để thương nhân lựa chọn mà không buộc phải trả tiền mặt như trước đây.

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng ià khoảng thời gian hoặc thời điểm thực hiện hợp đồng. Khoảng thời gian được thường được tính trong một số ngày, tháng. Thời điểm được xác định là một ngày, một giờ nhất định.

+ Địa điểm là nơi thực hiện hợp đồng có địa chỉ cụ thể.

+ Phương thức thực hiện hợp đồng là cách thức thực hiện họp đồng gồm phương thức nghiệm thu, giao nhận hàng hoá, dịch vụ...

- Quyền, nghĩa vụ của các bên

Các bên thoả thuận rõ về quyền và nghĩa vụ nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp hợp đồng được xác lập bằng văn bản, nội dung này được ghi nhận íhành một điều khoản độc lập. Ngoài ra, các bên có thể ghi nhận quyền, nghĩa vụ ở các điều khoản khác trong hợp đồng.

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Nội dung này được Luật Thương mại và pháp luật liên quan quy định rõ. Các bên có thể thoả thuận với nhau hoặc không thoả thuận thì áp dụng quy định của pháp luật nếu một hoặc các bên vi phạm hợp đồng.

- Phạt vi phạm hợp đồng

Đây là một hình thức chịu trách nhiệm tài sản (vật chất) của bên vi phạm hợp đồng thương mại. Nếu các bên không thoả thuận, khi có hành vi vi phạm họp đồng, bên vi phạm không bị áp dụng hình thức trách nhiệm này song vẫn phải chịu các hình thức trách nhiệm khác. (Điều 292 và Điều 300 Luật thương mại năm 2005)

- Các nội dung khác

Tuỳ loại hợp đồng cụ thể, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh của các bên và mục đích cụ thể đối với việc giao kết hợp đồng, các bên có quyền thoả thuận các nội dung khác của hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội như thưởng hợp đồng, bảo hành hàng hóa, dịch vụ...

Xem thêm:

Mẫu hợp đồng thuê máy móc thiết bị thi công dễ hiểu chính xác năm 2022

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Phân tích các nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Email: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo