Thương nhân là gì? (Cập nhật 2024)

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Như vậy, thương nhân là gì cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để hiểu rõ hơn nha.

Thuong-nhan-la-gi-Cap-nhat-2022

Thương nhân là gì? (Cập nhật 2023)

1. Thương nhân là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật thương mại 2005 thương nhân là gì cụ thể như sau:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Như vậy, thương nhân là gì là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời, hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện trở thành thương nhân là gì?

Thương nhân là gì và điều kiện để trở thành thương nhân bao gồm:

+ Chủ thể: cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thương mại.

+ Mục đích: hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

+ Hoạt động: thường xuyên, độc lập

+ Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2020.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành quy định rõ điều kiện thương nhân là gì.

3. Đặc điểm của thương nhân là gì?

Thương nhân là gì và đặc điểm của thương nhân theo quy định của pháp luật có những đặc điểm sau đây:

  • Chủ thể:

Thương nhân có thể là cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động thương mại.

+ Thương nhân là tổ chức: chỉ những tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, trên cơ sở quy định của pháp luật mới được xác định là thương nhân.

+ Thương nhân là cá nhân: Điều kiện để cá nhân trở thành thương nhân phải đảm bảo những chủ thể này có hoạt động thương mại,  thực hiện một cách thường xuyên, tạo ra thu nhập ổn định, thực hiện một cách độc lập, vì lợi ích của mình, tự chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình.

  • Hoạt động thường xuyên, liên tục phải có mục đích sinh lợi

Hoạt động thường xuyên với mục đích sinh lời thể hiện qua các hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại,…Những hoạt động này có thể được thực hiện trong các ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

  • Hoạt động đúng quy định của pháp luật được pháp luật bảo vệ

Các hoạt động thương mại được thực hiện một cách hợp pháp của thương nhân luôn được pháp luật bảo vệ.

  • Đăng ký kinh doanh

Thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời phải thực hiện hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với những trường hợp thương nhân chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thương mại của mình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thương nhân là gì đặc điểm của thương nhân đã được nêu rõ như trên.

4. Phân loại thương nhân

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Vậy, thương nhân là gì và phân loại thương nhân cụ thể như sau:

  • Thương nhân là cá nhân

Là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân

+ Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó.

+ Thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.

  • Thương nhân là pháp nhân:

+ Bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

+ Các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.

  • Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình:

Ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.

Như vậy thương nhân là gì và đã được phân loại cụ thể theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005 Số: 36/2005/QH11
  • Luật đầu tư 2020 số: 61/2020/QH14

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về thương nhân là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tìm hiểu về thương nhân là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (677 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo