Đăng ký kinh doanh là thủ tục đầu tiên để chủ thể kinh doanh gia nhập thị trường kinh doanh và được ghi nhận tư cách pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Kết quả của việc đăng ký kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giấy phép kinh doanh. Vậy ai là người đứng tên, đại diện cho doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh đó? Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Người Đứng Tên Giấy Phép Kinh Doanh Có Quyền Gì?
1. Nội dung giấy phép kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành năm 2014 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp phải đảm bảo được các thành tố cấu thành cũng như không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định pháp luật.
- Mã số của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một mã số riêng, ngoài việc phân biệt với doanh nghiệp khác thì mã số doanh nghiệp đồng thời còn là mã số thuế của doanh nghiệp để thực hiện các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
- Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp. Địa chỉ này phải là địa chỉ sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp thông qua các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp như hợp đồng thuê hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà.
- Họ và tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty, của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên hợp danh; danh sách các thành viên sáng lập và các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân đối với thành viên là cá nhân hoặc giấy tờ chứng thực tư cách pháp lý đối với thành viên là tổ chức.
- Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh phải thể hiện mức vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký khi thành lập.
2. Người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh
Với nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh thì giấy đăng ký kinh doanh thể hiện các thông tin của người đứng tên. Theo đó thì người đại diện theo pháp luật là người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1. Điều kiện để làm người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh
2.2. Trách nhiệm của người đứng tên trong giấy phép kinh doanh
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, chính xác và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Không được lợi dụng chức vụ, địa vị sử dụng thông tin, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp để trục lợi cá nhân hoặc cho cá nhân, tổ chức khác.
- Phải thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời thông tin cá nhân của mình hoặc người khác có liên quan đến việc làm chủ, góp phần vốn vốn để thực hiện quyền chi phối doanh nghiệp khác. các hoạt động của doanh nghiệp mà mình thực hiện cho doanh nghiệp biết.
- Đối với những thiệt hại do vi phạm trách nhiệm của mình thì người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các thiệt hại đó.
Doanh nghiệp là một tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, có đăng ký kinh doanh nên việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải do cá nhân thực hiện, đó chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vì thế mà người đại diện đó là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
3. Quy định về người đại diện theo pháp luật
3.1 Người đại diện theo pháp luật là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020 người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
3.2 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có những trách nhiệm sau:
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ, tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ, có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.
4. Thủ tục thay đổi người đại diện công ty
>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cùng Công ty Luật ACC
5. Mọi người cũng hỏi
1. Quyền nào thuộc về chủ sở hữu giấy phép kinh doanh?
Chủ sở hữu giấy phép kinh doanh có quyền quyết định hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.
2. Người đứng tên giấy phép kinh doanh có quyền hủy bỏ hợp đồng?
Người đứng tên giấy phép kinh doanh có quyền hủy bỏ hợp đồng kinh doanh khi các điều khoản không được tuân thủ hoặc các điều kiện không được đảm bảo.
3. Có quyền gì thuộc về chủ sở hữu giấy phép kinh doanh?
Chủ sở hữu giấy phép kinh doanh có quyền sử dụng tên thương hiệu, kiểm soát và quản lý doanh nghiệp, và tận dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề người đứng tên trên giấy phép kinh doanh có quyền gì? Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận