Bảo hiểm xã hội tùy vào từng đối tượng cụ thể mà tiền phải nộp và mức bảo hiểm được hưởng sẽ khác nhau. Với nghề nghiệp đặc biệt như công an nhân dân, có nhiều yếu tố liên quan như cấp bậc, thâm niên,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng bảo hiểm xã hội ? Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội tại Hà nội như thế nào? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Mức đóng bảo hiểm xã hội tại Hà Nội (Cập nhật 2023)" và một vài vấn đề pháp lý liên quan:

1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau :
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
2. Có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện ở đâu?
Căn cứ quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; …….
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.”
Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú……
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”
Như vậy, theo quy định trên, có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại nơi bạn thường trú hoặc nơi bạn có sổ tạm trú. Do đó, ở trường hợp của bạn có sổ tạm trú ở Hà Đông, Hà Nội thì bạn có thể đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH quận Hà Đông và bạn không cần phải mang sổ hộ khẩu ở Hải Dương để đóng BHXH tự nguyện.
3. Mức đóng BHXH tự nguyện ở Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 10. Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.”
Bên cạnh đó, Điều 1 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025
a) Tiêu chí thu nhập
– Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
– Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.”
Như vậy, theo quy định trên pháp luật không có quy định mức đóng BHXH tự nguyện cụ thể tại Hà Nội mà mức đóng sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập bạn kê khai. Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng của bạn bằng 22% mức thu nhập mà bạn kê khai. Tuy nhiên, mức thu nhập kê khai không được thấp hơn 1.500.000 đồng và không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở ( 29.800.000 đồng).
4. Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Để tham gia BHXH việc đầu tiên người lao động, đơn vị cần chuẩn bị đó là hồ sơ làm BHXH. Căn cứ vào Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam người lao động và các đơn vị làm hồ sơ Bảo hiểm xã hộ
Những giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm xã hội
Hồ sơ đối với người lao động
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị làm hồ sơ gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4 Quyết định này hồ sơ gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Hồ sơ đối với đơn vị
Hồ sơ đối với đơn vị/ doanh nghiệp gồm có:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Người lao động và doanh nghiệp/ đơn vị sẽ thực hiện làm 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Mức đóng bảo hiểm xã hội tại Hà Nội (Cập nhật 2023), cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận