Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc năm 2023

Bảo hiểm xã hội tùy vào từng đối tượng cụ thể mà tiền phải nộp và mức bảo hiểm được hưởng sẽ khác nhau. Với nghề nghiệp đặc biệt như công an nhân dân, có nhiều yếu tố liên quan như cấp bậc, thâm niên,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng bảo hiểm xã hội ? Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội giám đốc như thế nào? Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc năm 2023"  và một vài vấn đề pháp lý liên quan:

Phí Bảo Hiểm Tiền Gửi 0.15
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc năm 2023

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau :

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

2. Mức đóng BHXH cho giám đốc năm 2023

Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86, Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên và người quản lý doanh nghiệp là Giám đốc doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Đối với người quản lý doanh nghiệp là tiền lương do doanh nghiệp quyết định;

Trường hợp mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng).

Như vậy, trường hợp giám đốc doanh nghiệp có mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng).

3. Cách xác định tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc gồm:

  • Mức lương;
  • Phụ cấp;
  • Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu của năm 2022

Theo quy định tại điểm 2.6  khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

5. Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/07/2022

Theo quy định của Nghị định 38/2022 thì từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng được xác định như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022
I 4.680.000 đồng/tháng
II 4.160.000 đồng/tháng
III 3.640.000 đồng/tháng
IV 3.250.000 đồng/tháng

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng với mức tối thiểu, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2022 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của sĩ quan [Chi tiết 2023], cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo