Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi tiệm bán xe máy nói chung và cửa hàng xe máy điện nói riêng đó chính là vốn mở cửa hàng xe máy. Bởi lẽ, đây sẽ là yếu tố quyết định bạn có thể mở cửa hàng thành công hay không. Vậy Mở cửa hàng xe máy điện cần bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật ACC đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Mở cửa hàng xe máy điện cần bao nhiêu tiền?
1. Mở cửa hàng xe máy điện cần bao nhiêu tiền?
Xe điện ngày càng được ưa chuộng và thị trường này được đánh giá là có nhiều cơ hội kinh doanh sinh lợi. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh nói chung. Nếu bạn có một nguồn vốn lớn thì đó chính là điểm mạnh của bạn và ngược lại với nguồn vốn hạn hẹp đòi hỏi bạn cần phải tính toán tỉ mỉ, chi tiết cách sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả.
Thực tế thì vấn đề này sẽ tùy thuộc vào khá nhiều điều kiện, như quy mô cửa hàng, khả năng hiện có và điều kiện tài chính từng người. Ví dụ, quy mô cửa hàng lớn sẽ cần nhiều vốn hơn, hay nếu bạn phải thuê cửa hàng thì chi phí cần có cũng cao hơn so với với khi không thuê cửa hàng. Do đó, rất khó để đưa ra 1 con số chính xác.
– Hiện nay, căn cứ vào giá cả hiện tại thì chi phí mở cửa hàng xe máy sẽ khoảng từ 300 – 1 tỷ VNĐ.
Vốn liên quan chặt chẽ đến một số yếu tố sau:
Chi phí cho cửa hàng
Cửa hàng là địa điểm bạn tiếp xúc với khách hàng, đây là bộ mặt của bạn nên đương nhiên phải cần chỉnh chu và sạch sẽ nhất có thể. Bạn sẽ tốn chi phí để thuê mặt bằng, tân trang, sơn sửa lại và thiết kế các giá đỡ để bố trí, trưng bày xe. Các chi phí khác như biển hiệu, ghế ngồi, khu đợi cho khách hàng, trang trí,… cũng cần được liệt kê đầy đủ.
Tùy mức độ thì chi phí cho cửa hàng sẽ dao động từ khoảng 20.000.000 – 100.000.000đ.
Tiền nhập hàng
Đương nhiên nếu muốn kinh doanh xe điện thì bạn phải đảm bảo nguồn hàng để cung cấp. Nguồn hàng cần chất lượng, luôn có sẵn và đặc biệt về mức giá tối ưu nhất để bạn tiết kiệm chi phí. Thông thường khi mới bắt đầu, bạn không bắt buộc nhập quá nhiều hàng nhưng cần ít nhất có các sản phẩm chủ chốt và bố trí đầy đặn tại cửa hàng để gây ấn tượng tốt với khách hàng.
Tùy loại mặt hàng bạn nhập và số lượng thì chi phí có thể dao động từ khoảng 50.000.000-100.000.000đ.
Chi phí quảng bá
Giữa hàng loạt những cửa hàng cung cấp, bạn cần quảng bá đúng cách để tiếp cận được với tệp khách hàng mục tiêu của mình. Muốn làm được điều đó, bạn cần bỏ chi phí cho đội ngũ marketing chuyên nghiệp để đạt hiệu quả quảng bá tối ưu nhất.
Tùy yêu cầu đặt ra, số tiền bạn phải chi cho hoạt động quảng bá nếu thuê ngoài sẽ là 10.000.000-20.000.000đ.
Chi phí cho nhân viên
Để vận hành kinh doanh trơn tru và thu hút khách hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên hành chính,… là không thể thiếu. Tiền lượng trung bình trong một tháng cho đội ngũ nhân viên sẽ khoảng từ 20.000.000 – 30.000.000đ. Sẽ thật tốt nếu bạn có thể tự đảm đương và bạn sẽ không phải tốn khoản chi phí này.
Tiền thuế, phí đăng ký doanh nghiệp
Khi mở cửa hàng bạn buộc phải đăng ký hoạt động kinh doanh ở cơ quan có thẩm quyền. Chi phí để làm hồ sơ đăng ký thành lập không quá cao và bạn sẽ chỉ phải đóng thuế khi kinh doanh có lãi nên khi mới bắt đầu, đây là một chi phí không đáng kể.
Xem thêm bài viết: Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện (Chi tiết 2023)
2. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện chính là thủ tục thành lập hộ kinh doanh hộ cá thể. Do vậy, để mở cửa hàng, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy trình cụ thể sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng xe đạp điện, thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
– Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.
Xem thêm bài viết: tại đây
3. Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng xe máy
1. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Một kế hoạch chi tiết và cụ thể giúp bạn vững chắc trong mỗi bước đi và giảm thiểu tối đa rủi ro cho cửa hàng. Trong kế hoạch bạn nên có những phương án dự trù và những biện pháp sẵn có nếu gặp bất kì khó khăn gì. Kinh phí cũng là một quan trọng phải lưu ý. Hãy cố gắng làm nó thật chi tiết và chính xác trong từng phần để tiết kiệm tối đa nguồn vốn cho cửa hàng. Về phần chiến lược kinh doanh, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước và hoàn toàn có thể học hỏi từ chính đối thủ của mình.
2. Chọn tên cửa hàng
Một số người xem nhẹ tên cửa hàng, và điều này là không nên. Tên cửa hàng chính là thương hiệu của bạn, là công cụ để khách hàng phân biệt cửa hàng của bạn với người khác. Tên cửa hàng nên đặt đơn giản, dễ nhớ và tạo sự khác biệt với những cửa hàng khác, nhất là trong phạm vi khu vực bạn kinh doanh.
3. Tìm địa điểm thích hợp cho cửa hàng
Mặt bằng kinh doanh liên quan mật thiết đến thị trường mà bạn muốn hướng đến, khi mà hiện nay đã có không ít cửa hàng tương tự và những ông lớn như Yamaha hay Honda đều có showroom uy tín trên hầu hết các địa bàn. Bên cạnh đó, xe máy là mặt hàng chiếm nhiều diện tích. Vì vậy, bạn cần đầu tư cửa hàng đủ rộng rãi để trưng bày sản phẩm và luôn khuyến khích dùng cửa kính để khách hàng có thể nhìn thấy từ bên ngoài.
4. Đảm bảo đầy đủ bảo hiểm
Xe máy là loại hàng có giá trị cao, do đó việc liên hệ với công ty bảo hiểm là điều rất cần thiết. Nó sẽ bảo đảm cho bạn về mặt thiệt hại trong trường hợp có tai nạn xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm có trong cửa hàng.
5. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý
Giấy phép kinh doanh là thứ mà bạn không được phép thiếu nếu muốn bắt đầu mở cửa hàng xe máy. Bạn cũng nên tìm hiểu về các loại thuế mà cửa hàng của bạn phải đóng định kỳ cho nhà nước.
6. Tìm nhà cung cấp uy tín
Hãy chọn cho mình nhà cung cấp uy tín và chất lượng để hợp tác lâu dài. Các vấn đề về giá cả, chính sách, ưu đãi cần được thảo luận và thống nhất chặt chẽ. Cửa hàng của bạn có thể là nhà phân phối của các hãng lớn, lấy nguồn hàng nhập trực tiếp từ xưởng sản xuất về, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài thì cũng cần phải đảm bảo thật chất lượng.
7. Thuê chuyên gia
Nếu cửa hàng của bạn chỉ bán sản phẩm thì bạn cần một chuyên gia am hiểu về xe máy để tư vấn một cách phù hợp và chính xác với nhu cầu của khách hàng. Còn nếu bạn kiêm cả bảo hành, sửa chữa thì bạn cần phải thuê thêm chuyên gia về máy móc để phục vụ bộ phận này. Những vấn đề liên quan đến máy móc, kĩ thuật là những vấn đề chuyên ngành, bạn cần có những chuyên gia được đào tạo bài bản thì mới có thể đảm bảo công việc
8. Lên kế hoạch marketing
Bạn không bao giờ có thể bán được hàng nếu không có marketing hỗ trợ. Một cửa hàng mới toanh cần có các công cụ quảng bá để mọi người biết đến và từ đó bạn mới có khách mua hàng. Bạn có thể dùng website, banner quảng cáo, hay dùng mạng xã hội để mở rộng tên tuổi của cửa hàng. Mặt hàng xe máy trên các diễn đàn và các chợ rao vặt khá phổ biến, bạn có thể áp dụng để marketing hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên đầu tư cho cửa hàng một số thiết bị và phần mềm để tối ưu năng suất và tiết kiệm thời gian, nhân lực. Nhanh cung cấp phần mềm quản lý cửa hàng xe máy, giúp bạn không chỉ quản lý các hoạt động giao dịch hàng ngày mà còn quản lý kho hàng, nhà cung cấp và khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ về Mở cửa hàng xe máy điện cần bao nhiêu tiền? cũng như những tục pháp lý liên quan, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến Luật ACC để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận