Mẫu quy chế làm việc Đại hội Đảng bộ chi tiết là văn bản hướng dẫn nguyên tắc, quy trình và nội dung làm việc của Đại hội Đảng bộ, đảm bảo tính dân chủ và chặt chẽ trong công tác tổ chức. Quy chế này giúp định hướng các hoạt động, trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể, nhằm đạt được kết quả theo đúng mục tiêu đề ra.
Mẫu quy chế làm việc Đại hội Đảng bộ chi tiết
1. Mẫu quy chế làm việc Đại hội Đảng bộ chi tiết
ĐAI HỘI (ĐB) ĐẢNG BỘ XÃ....... LẦN THỨ.... * |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM …………., ngày…… tháng…… năm…… |
QUY CHẾ LÀM VIỆC
Đại hội Đảng bộ .…………..
Lần thứ …. nhiệm kỳ 2015-2020
----*----
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 25/9/2014 của Tỉnh uỷ Hoà Bình về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hướng dẫn số 06-HD/TU ngày 10/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hoà Bình về công tác nhân sự cấp uỷ đại hội đảng bộ các cấp.
- Căn cứ Kế hoạch số 106-KH/ĐU và , Hướng dẫn số 20-HD/ĐU ngày 28/10/2014 của Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh
Đại hội Đảng bộ ( Chi bộ) …… lần thứ ……. nhiệm kỳ 2015-2020 Ban hành Quy chế làm việc của Đại hội gồm các nội dung sau :
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Quy chế này áp dụng đối với Đại hội Đảng bộ ( Chi bộ) ….. lần thứ ….. nhiệm kỳ 2015-2020.
Điều 2 : Thời gian thực hiện Quy chế:
Các quy định trong Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ khi Đại hội biểu quyết thông qua cho đến khi bế mạc Đại hội.
Điều 3 : Việc thành lập cơ quan điều hành của Đại hội do cấp ủy đương nhiệm chuẩn bị và giới thiệu, Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
- Đại hội Đảng bộ ( Chi bộ) ……. Bầu các cơ quan điều hành và giúp việc Đại hội gồm: Đoàn Chủ tịch Đại hội, Đoàn Thư ký Đại hội, Ban kiểm phiếu và các cơ quan giúp việc khác.
Điều 4 : Việc bầu cử trong Đại hội được thực hiện theo Quyết định số
244-QĐ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban Quy chế bầu cử trong Đảng.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH KHÓA (cũ)….
Điều 5 :
- Cung cấp tài liệu cho Ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu) về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu; hoặc tình hình đảng viên của chi( đảng bộ) dự đại hội
- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đảng viên hoặc đại biểu đại hội yêu cầu.
- Chỉ đạo các mặt công tác thường xuyên của Đảng bộ ( Chi bộ) cho đến khi Đại hội bầu được Ban Chấp hành khóa mới.
Chương III
CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH GIÚP VIỆC CỦA ĐẠI HỘI
A. Đoàn Chủ tịch:
Điều 6 : Đoàn Chủ tịch Đại hội là cơ quan điều hành công việc trong suốt quá trình diễn ra Đại hội; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đoàn Chủ tịch do cấp ủy cấp triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết về số lượng và nhân sự cụ thể.
Điều 7 : Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ :
- Điều hành công việc của Đại hội theo chương trình, nội dung, quy chế làm việc đã được Đại hội biểu quyết thông qua.
- Phân công các thành viên trong Đoàn Chủ tịch điều hành các phiên họp của đại hội, ký các văn bản theo quy chế làm việc;
- Chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết.
- Điều hành công việc bầu cử của Đại hội theo quy chế bầu cử trong Đảng: .
+ Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp uỷ viên, số lượng, cơ cấp cấp uỷ; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh lần thứ XVI
+ Đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội chuẩn bị.
+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.
+ Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
+ Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử tại đại hội. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu
+ Giải đáp những ý kiến của đảng viên( đại biểu) về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử
- Lãnh đạo, điều hành các hoạt động của Đại hội.
B. Đoàn thư ký:
Điều 8 : Đoàn Thư ký Đại hội là những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) đảng viên chính thức (đối với Đại hội đảng viên). Trưởng Đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và chịu trách nhiệm trước Đoàn Chủ tịch về nhiệm vụ của Đoàn Thư ký. Đoàn Thư ký do Đoàn Chủ tịch đại hội điều hành trực tiếp.
Điều 9 : Nhiệm vụ của Đoàn Thư ký:
- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận của Đại hội.
- Dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội
- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.
- Quản lý và phát hành tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch.
- Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.
C. Ban Kiểm phiếu:
Điều 10 : Ban kiểm phiếu là những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) đảng viên chính thức (đối với Đại hội đảng viên) trong đại hội không có tên trong danh sách bầu cử. Đoàn chủ tịch đề xuất, giới thiệu, đại hội biểu quyết (bằng hình thức giơ tay) thông qua số lượng, danh sách thành viên ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu Ban .
Điều 11 : Nhiệm vụ của Ban kiểm phiếu:
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu bầu.
- Xem xét kết luận các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội ( nếu có).
- Lập biên bản kiểm phiếu; công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử và ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch Đại hội để đoàn Chủ tịch Đại hội bàn giao cho Ban Chấp hành khóa mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.
Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật được đại hội sử dụng làm nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban khiểm phiếu đang làm việc
D- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu ( đối với đại hội đại biểu)
Điều 12. Ban thẩm tra tư cách đại biểu là cơ quan giúp việc của Đại hội, thành viên là những đại biểu chính thức am hiểu công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát, nắm vững nguyên tắc và Điều lệ Đảng. Cấp uỷ triệu tập Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay về số lượng và danh sách Ban thẩm tra tư cách đại biểu.
Điều 13. Nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu
- Xem xét báo cáo của cấp uỷ về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.
- Xem xét, kết luận các đơn thư tố cáo, khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp uỷ các cấp giải quyết; báo cáo với Đoàn Chủ tịch để trình Đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thay đại biểu chính thức đã được triệu tập.
- Báo cáo với Đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để Đại hội xem xét biểu quyết công nhận.
Chương IV
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN VÀ PHÁT BIỂU Ý KIẾN TRONG ĐẠI HỘI
Điều 14 : Các đại biểu dự Đại hội được cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho nội dung đại hội và phải thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật, bảo quản, quản lý, sử dụng tài liệu, không để mất mát tài liệu, không tiết lộ thông tin Đại hội ra bên ngoài.
Điều 15 : Biểu quyết thông qua các nội dung trong đại hội được thực hiện bằng thẻ đảng viên trong các trường hợp : Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội như đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch đoàn, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu (. Khi biểu quyết bằng thẻ, đại biểu cầm góc dưới bên phải của thẻ bằng tay phải, giơ thẳng, hình Bác Hồ hướng về Đoàn Chủ tịch.
Điều 16 : Các đại biểu Đại hội muốn tham gia phát biểu ý kiến phải đăng ký với Đoàn Chủ tịch (Qua Đoàn thư ký) và phải được sự nhất trí của Đoàn Chủ tịch Đại hội mới được phát biểu.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17 : Quy chế này được sử dụng trong quá trình diễn ra Đại hội Đảng bộ …. lần thứ …… nhiệm kỳ 2015-2020; đã được đại hội thông qua tại phiên họp
trù bị ngày ........ tháng ....... năm 2015; Đoàn Chủ tịch Đại hội, các đại biểu
(đảng viên) có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ …………..
2. Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ được quy định như thế nào?
Tên gọi: Đại hội Đảng bộ thường được gọi theo cấp độ và thời điểm tổ chức, ví dụ: Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X, Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.
Cách tính nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của Đại hội Đảng bộ thường kéo dài 5 năm. Thời gian bắt đầu tính từ ngày bế mạc Đại hội trước đến ngày bế mạc Đại hội kế tiếp.
3. Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên, khi thay đổi công tác thì tham gia đoàn đại biểu cấp nào?
Nếu một đại biểu đã được bầu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên nhưng sau đó thay đổi công tác, việc phân công tham gia đoàn đại biểu sẽ được xem xét cụ thể dựa trên quy định của Đảng và tình hình thực tế.
- Nguyên tắc chung: Đại biểu sẽ tham gia đoàn đại biểu của đơn vị mà đại biểu đang công tác tại thời điểm tổ chức Đại hội.
- Trường hợp đặc biệt: Trong một số trường hợp đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ cấp trên có thể quyết định cho phép đại biểu tiếp tục tham gia đoàn đại biểu cấp trên cũ nếu có đủ cơ sở.
4. Quy trình tổ chức Đại hội Đảng bộ
Quy trình tổ chức Đại hội Đảng bộ thường bao gồm các bước sau:
1. Chuẩn bị:
- Thành lập Ban chỉ đạo Đại hội.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội.
- Rà soát, cập nhật danh sách đảng viên.
- Tổ chức các cuộc họp chuẩn bị.
2. Tiến hành Đại hội:
- Khai mạc Đại hội.
- Báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến.
- Bầu cử Ban Chấp hành khóa mới.
- Thông qua Nghị quyết Đại hội.
- Bế mạc Đại hội.
3. Kết thúc Đại hội:
- Ban Chấp hành khóa mới tiến hành họp để phân công nhiệm vụ.
- Hoàn thiện các thủ tục hành chính.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quy chế làm việc Đại hội Đảng bộ chi tiết. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận