Mẫu quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

Mẫu quy chế hoạt động Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở là văn bản quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ và phương thức làm việc của Ban Chấp hành trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Quy chế này giúp tổ chức các hoạt động công đoàn hiệu quả, gắn kết đoàn viên và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong đơn vị.

Mẫu quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

Mẫu quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở là gì?

Theo khoản 2 Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ngày 03/02/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.

Như vậy, ban chấp hành công đoàn cơ sở là cơ quan lãnh đạo của công đoàn cơ sở giữa hai kỳ đại hội công đoàn cơ sở.

Hiện nay, hệ thống tổ chức công đoàn các cấp theo quy định tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm có các cấp sau:

- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

- Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

- Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

+ Công đoàn ngành địa phương;

+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

+ Công đoàn tổng công ty;

+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi chung là công đoàn cơ sở).

2. Cơ cấu tổ chức của ban chấp hành công đoàn cơ sở?

Cơ cấu tổ chức của ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng đơn vị, nhưng thường bao gồm các chức danh chính như:

  • Chủ tịch: Người đứng đầu ban chấp hành, đại diện cho công đoàn cơ sở.
  • Phó Chủ tịch: Phụ trách hỗ trợ Chủ tịch trong việc điều hành công việc của ban chấp hành.
  • Ủy viên Ban Chấp hành: Tham gia vào việc quyết định các vấn đề của công đoàn cơ sở.
  • Các ủy ban chuyên môn: Các ủy ban được thành lập để phụ trách các lĩnh vực công tác chuyên môn như: ủy ban kiểm tra, ủy ban văn hóa thể thao, ủy ban nữ...

3. Mẫu quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chi tiết

        LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN DMC                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  CĐCS . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .                                       ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC 

                     (Tham khảo)                                                                       DMC, ngày  …  tháng … năm 2017 

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH CĐCS 

 NHIỆM KỲ . . .  (2017 - 2022)

(Ban hành theo quyết định số: …/QĐ –CĐCS,  ngày … tháng …  năm …. của Ban chấp hành CĐCS …) 

- Căn cứ Điều lệ Công đòan Việt Nam;

- Căn cứ Quyết định số …/QĐ-LĐLĐ ngày … tháng … năm … của Ban thường vụ LĐLĐ huyện DMC về việc công nhận Ban chấp hành CĐCS …  nhiệm kỳ … (2017-2022);

- Ban chấp hành CĐCS . … thống nhất ban hành quy chế làm việc như sau: 

CHƯƠNG I

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH,

ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH VÀ CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH CĐCS 

Điều 1: Trách nhiệm và quyền hạn của Ban chấp hành

1/ Quyết định chủ trương nhiệm vụ, biện pháp công tác hàng năm và cả nhiệm kỳ nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐCS nhiệm kỳ … (2017 - 2022), Nghị quyết Đại hội IX Công đòan huyện DMC và các chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phong trào CNVC-LĐ và họat động công đòan.

2/ Quyết định các chủ trương biện pháp đảm bảo tổ chức công đòan tham gia giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách pháp luật đối với CNVC-LĐ tại đơn vị.

3/ Quyết định phương hướng, biện pháp đổi mới  họat động công đòan để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đòan cơ sở đạt hiệu quả cao.

4/ Phê duyệt dự tóan, quyết tóan thu chi ngân sách tài chánh công đòan hàng năm; quyết định các biện pháp quản lý tài chánh, tài sản của Công đòan cơ sở theo quy định của Nhà nước và Tổng  LĐLĐ Việt Nam.

5/ Chuẩn bị Đại hội CĐCS nhiệm kỳ kế tiếp.

Điều 2: Trách nhiệm, quyền hạn của UV BCH

1/ Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban chấp hành; nghiên cứu, đóng góp xây dựng các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành; thường xuyên phản ảnh những thông tin cần thiết cho Ban chấp hành, Ban thường vụ. Tham gia các họat động do Ban chấp hành phân công, và chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành về nhiệm vụ được phân công và các họat động thụôc lĩnh vực mình phụ trách.

2/ Các UV/BCH có trách nhiệm tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành, Ban thường vụ, đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng CĐCS vững mạnh.

3/ Các UV/BCH có trách nhiệm giải đáp những vướng mắc của đoàn viênCĐ, CNVC-LĐ về hoạt động công đoàn, luật lao động và phản ánh kịp thời ý kiến nguyện vọng của đòan viên, CNVC-LĐ với Ban chấp hành, Ban thường vụ và cùng đóng góp ý kiến tích cực trong chỉ đạo họat động công đòan tại đơn vị.

4/ Các ủy viên Ban chấp hành được cung cấp thông tin về họat động của công đòan, và có quyền chất vấn lãnh đạo công đoàn cơ sở về những vấn đề UV/BCH quan tâm.

Điều 3: Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch, Phó chủ tịch

1/ Chủ tịch công đoàn là người đứng đầu Ban chấp hành, chủ trì các công việc của Ban chấp hành có trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐCS nhiệm kỳ . . .  (2017 - 2022).

- Phụ trách chung các mặt công tác của công đoàn.

- Phân công ủy viên Ban chấp hành phụ trách các mặt công tác cụ thể trong nhiệm kỳ.

- Trực tiếp điều hành công tác quản lý tài chánh, tài sản và họat động kinh tế của công đòan cơ sở.

- Chủ trì các cuộc họp hàng tháng, hàng quý của Ban chấp hành và Hội nghị của toàn thể đoàn viên trong đơn vị.

- Thay mặt Ban chấp hành ký ban hành các quyết định, các văn bản của CĐCS.

- Kiện toàn bộ máy, xây dựng, bồi dưỡng các cán bộ CĐCS.

- Uy quyền, phân công trách nhiệm Phó chủ tịch và Uy viên về các mặt công tác khi cần thiết. Quyết định những công việc đột xuất khi chưa có điều kiện họp Ban chấp hành và có trách nhiệm báo cáo lại Ban chấp hành trong phiên họp gần nhất.

- Thông tin kịp thời tình hình họat động công đòan và các mặt họat động cần thiết cho các UV/BCH và công đòan cấp trên, trả lời chất vấn của các UV/BCH.

2/ Phó chủ tịch Công đoàn là người giúp Chủ tịch điều hành hoạt động của Ban chấp hành, có trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Phó chủ tịch có trách nhiệm điều hành, xử lý các công việc hàng ngày và thay mặt Chủ tịch khi đi vắng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban chấp hành về lĩnh vực được phân công.

- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của công đoàn cấp trên và CĐCS. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động công đoàn, ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Có trách nhiệm trả lời chất vấn của các ủy viên Ban chấp hành và đoàn viên Công đoàn.

CHƯƠNG II

NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC 

Điều 4: Nguyên tắc và chế độ làm việc của Ban chấp hành.

1/ Ban chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách (mọi công việc do cá nhân phụ trách phải được giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng). Chế độ  hội họp thường kỳ của Ban chấp hành  mỗi quý 01 lần vào tháng cuối của quý. Trong những trường hợp đột xuất, Chủ tịch – Phó chủ tịch có thể triệu tập hội nghị bất thường Ban chấp hành để giải quyết những vấn đề quan trọng có liên quan đến phong trào CNVC-LĐ và họat động công đòan.

2/ Hội nghị Ban chấp hành được điều hành theo chương trình đã được thông qua. Các ủy viên BCH có trách nhiệm đóng góp ý kiến về các nội dung cuả hội nghị, các văn bản do Chủ tịch – Phó chủ tịch dự thảo trình ban chấp hành trước khi biểu quyết. Các chủ trương, Nghị quyết của Ban chấp hành được bàn bạc, thảo luận và quyết định theo đa số. Các quyết định có giá trị khi được biểu quyết nhất trí của quá bán số ủy viên BCH dự hội nghị (số UV có mặt phải đạt ít nhất 2/3 tổng số UV/BCH). Trường hợp cá biệt, khi biểu quyết có tỷ lệ phiếu ngang nhau thì đồng chí Chủ tịch sẽ quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành. Uy viên Ban chấp hành được quyền bảo lưu ý kiến và nếu cần thì có thể đề nghị BCH xem xét lại hoặc khiếu nại lên BCH Liên đòan lao động huyện DMC. Trong thời gian chưa được xem xét và trả lời thì phải nghiêm túc thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành.

3/ Trong hội nghị Ban chấp hàng quý, 6 tháng, năm phải thông qua báo cáo họat động của BCH và của UBKT.

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA

Điều 5: Trách nhiệm và quyền hạn của UBKT

1/ Ủy ban kiểm tra thực hiện trách nhiệm quyền hạn quy định tại chương V điều lệ công đòan Việt Nam.

2/ Trong hội nghị thường kỳ của Ban chấp hành, UBKT có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thực hiện các chủ trương cuả Ban chấp hành về công tác kiểm tra, đề xuất chương trình họat động của UBKT.

3/ Các UV UBKT được mời dự, được cung cấp tài liệu cần thiết và được phát biểu ý kiến trong Hội nghị Ban chấp hành nhưng không tham gia biểu quyết tại hội nghị BCH.

4/ UBKT được ủy viên Ban chấp hành cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra và kịp thời kiến nghị với Ban chấp hành về các chủ trương, biện pháp nhằm khắc phục những thiếu sót tồn tại trong công tác quản lý tài chánh, tài sản và việc chấp hành Điều lệ công đòan VN. 

CHƯƠNG IV

CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC 

Điều 6: Đối với liên đòan lao động huyện DMC

1/ CĐCS …  chịu sự chỉ đạo trực tiếp và tòan diện của LĐLĐ huyện DMC

2/ CĐCS …  thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất và phản ảnh kịp thời về tình hình CNVC-LĐ, họat động công đòan tại đơn vị về  LĐLĐ huyện DMC. 

Điều 7: Đối với Chi bộ đơn vị

1/ CĐCS . . . chịu sự lãnh đạo trực tiếp và tòan diện của Chi bộ và có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết của Chi bộ.

2/ CĐCS …  có trách nhiệm báo cáo với Chi bộ về tình hình họat động công đòan, chủ trương và chương trình công tác của CĐCS, tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của đòan viên, CNVC-LĐ.

Điều 10: Đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đòan thể  của đơn vị

- Mối quan hệ giữa CĐCS …  với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đòan thể trong đơn vị là mối quan hệ phối hợp.

- Thực hiện theo quy chế phối hợp liên tịch giữa các bên. 

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHỎAN THI HÀNH 

Điều 8: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở . . .có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ làm việc theo quy chế. Tùy theo tình hình cụ thể, hàng năm BCH có thể bàn bạc và quyết định sửa đổi, bổ sung những điều cần thiết trong quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc sửa đổi bổ sung theo Điều lệ của công đòan Việt Nam.

Điều 9: Ban chấp hành công đoàn cơ sở . . . có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế này.

Điều 10: Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký quyết định ban hành.

TM. BAN CHẤP HÀNH

 CHỦ TỊCH

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Một số nhiệm vụ chính:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên: Đấu tranh để bảo vệ quyền lợi về lương, thưởng, chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc...
  • Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao: Tổ chức các hoạt động để nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.
  • Tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến người lao động: Đưa ra ý kiến đóng góp vào các chính sách liên quan đến người lao động.
  • Tham gia quản lý xã hội: Tham gia vào các hoạt động xã hội của địa phương.

Một số quyền hạn:

  • Đại diện cho đoàn viên: Đưa ra ý kiến, kiến nghị với người sử dụng lao động, các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của đoàn viên.
  • Quyết định các vấn đề của công đoàn cơ sở: Quyết định về các vấn đề hoạt động của công đoàn cơ sở trong phạm vi quyền hạn của mình.
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động: Kiểm tra, giám sát việc người sử dụng lao động có thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động hay không.

5. Người lao động muốn ứng cử vị trí Chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn nào?

Người lao động muốn ứng cử vị trí Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Có đủ tư cách đoàn viên: Phải là đoàn viên công đoàn chính thức.
  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng: Có niềm tin vào lý tưởng của giai cấp công nhân, có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên.
  • Có năng lực làm việc: Có khả năng tổ chức, lãnh đạo, giao tiếp tốt.
  • Có uy tín trong quần chúng: Được đông đảo đoàn viên tin tưởng.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn khác: Tuân thủ quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy định của công đoàn cấp trên.

6. Chủ tịch công đoàn cơ sở phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn cụ thể gì?

Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng thêm một số tiêu chuẩn cụ thể như:

  • Có kinh nghiệm hoạt động công đoàn: Có kinh nghiệm tham gia các hoạt động của công đoàn.
  • Có kiến thức về pháp luật lao động: Nắm vững các quy định của pháp luật về lao động để bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên.
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của công đoàn.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao: Có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo