Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chi tiết nhất

Sự cố môi trường được hiểu là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người/do biến đổi bất thường của tự nhiên dẫn đến việc ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sau đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới bạn Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chi tiết nhất theo quy định hiện hành. 

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chi tiết nhất

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chi tiết nhất

1. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là gì?

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là tài liệu xác định các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, dự kiến kịch bản xảy ra sự cố môi trường kèm theo các phương án ứng phó tương ứng để bảo đảm sẵn sàng, kịp thời ứng phó khi sự cố môi trường xảy ra trên thực tế.

Mục đích chính của kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là:

  • Đảm bảo an toàn: Bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường, tài sản khỏi tác động tiêu cực của sư cố môi trường.
  • Giảm thiểu hậu quả: Hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên. 
  • Phản ứng nhanh chóng, kịp thời: Đáp ứng kịp thời và hiệu quả để kiểm soát sự cố, ngăn chặn sự lan rộng và giảm thiểu tác động tiêu cực.
  • Tăng cường hiệu quả: Tổ chức và phối hợp các hoạt động ứng phó để đảm bảo sự hiệu quả và sự hợp tác giữa các đơn vị có liên quan.

2. Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chi tiết nhất

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

1. Giới thiệu

1.1. Mục đích

- Mục đích của kế hoạch này là xác định các quy trình và biện pháp cần thiết để ứng phó và giảm thiểu hậu quả của sự cố môi trường. 

- Kế hoạch này cũng nhằm tạo ra sự nhận thức và sẵn sàng cho toàn bộ nhân viên và những người liên quan trong việc đối phó với sự cố môi trường.

1.2. Phạm vi

- Kế hoạch này áp dụng cho tất cả các hoạt động của tổ chức và các đơn vị liên quan. 

- Đối tượng thực hiện bao gồm toàn bộ nhân viên và bất kỳ cá nhân hoặc đơn vị nào có liên quan đến việc ứng phó sự cố môi trường. 

2. Định nghĩa

2.1. Sự cố môi trường

- Sự cố môi trường được xác định là một sự cố hoặc sự kiện không mong muốn dẫn đến sự ô nhiễm, suy thoái hoặc tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. 

2.2. Các loại sự cố môi trường

- Xả rác, chất thải hoặc chất độc vào môi trường nước hoặc không khí. 

- Rò rỉ hoá chất, dầu mỡ hoặc chất lỏng độc hại. 

- Cháy, nổ hoặc phòng xạ từ các cơ sở công nghiệp hoặc các nguồn tác động khác. 

- Tai nạn tàu thuỷ hoặc xe cộ dẫn đến ô nhiễm môi trường. 

3. Phản ứng sự cố 

3.1. Phân loại cấp độ

- Cấp độ 1: Sự cố nhỏ có thể được xử lí bởi bộ phận hoặc nhân viên trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ.

- Cấp độ 2: Sự cố lớn yêu cầu sự can thiệp và hỗ trợ từ bộ phận hoặc đơn vị chuyên môn. 

- Cấp độ 3: Sự cố nghiêm trọng đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức và cơ quan chính phủ liên quan. 

3.2. Quy trình phản ứng

- Báo cáo

- Đánh giá

- Đưa ra biện pháp khẩn cấp

- Triển khai kế hoạch ứng phó

- Giám sát và đánh giá

4. Phòng ngừa và chuẩn bị 

4.1 Đánh giá rủi ro

4.2. Kế hoạch ứng phó và đào tạo

4.3. Liên kết với đơn vị liên quan

5. Ghi chú

........................................

3. Quy định về ban hành, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Căn cứ tại Điều 109 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường. 

Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này. 

2. Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; Ban chỉ huy phòng, chống thiện tại và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh; Ban chỉ huy phòng, chống thiện tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện.

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm. 

Trường hợp kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được lồng ghép, tích hợp với kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp thì kế hoạch phòng thủ dân sự phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Nghị định này". 

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường chi tiết nhất Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo